Phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng là một trong những phương pháp điều trị căn bệnh này được áp dụng hiện nay. Phương pháp phẫu thuật sẽ được áp dụng trong những hợp nào, ưu nhược điểm và các điều cần lưu ý là gì? Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng trong bài viết này nhé!
Xem thêm:
- Bật mí: Bài tập khí công chữa thoái hóa đốt sống cổ
- Gợi ý những bài tập gym cho người thoái hóa đốt sống cổ
- Bật mí: Những bài tập thể dục thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
- Top 10+ bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Phương pháp phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng là gì?
Phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng là một phương pháp mổ xâm lấn nhằm loại bỏ đi các khối thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh gây ra tình trạng đau nhức. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cùng với tình trạng sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật thay thế một phần hay toàn bộ đĩa đệm hoặc có thể là phẫu thuật điều chỉnh cột sống về tư thế ban đầu, phục hồi phần xương khớp bị chấn thương.
Trước khi thực hiện phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng, người bệnh cần phải thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết như là chụp X-quang, MBI. Dựa vào các kết quả xét nghiệm thu được, kết hợp cùng với một số thông tin về nguyên nhân gây tổn thương, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ cân nhắc xem người bệnh có đủ điều kiện để phẫu thuật hay không.
Cũng như các phương pháp điều trị bệnh khác, phẫu thuật cũng chỉ có tác dụng giúp phục hồi chức năng bị suy giảm của cơ thể, làm giảm các biến chứng và đưa đốt sống lưng trở về với trạng thái gần nhất ban đầu. Vì vậy, sau khi thực hiện phẫu thuật bệnh thoái hóa cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn được nhưng có thể sẽ giúp hạn chế được nguy cơ mất đi khả năng vận động và kiểm soát những biến chứng có thể xảy ra.

2. Các trường hợp nào nên thực hiện phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng?
Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng bằng phẫu thuật này thường chỉ được được áp dụng đối với những trường hợp tình trạng bệnh đã bước vào giai đoạn nghiêm trọng, khi mà người bệnh đã áp dụng các phương pháp điều trị khác nhưng không có hiệu quả.
Không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng. Những trường hợp bệnh nhân cụ thể nên thực hiện phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng là:
- Người bệnh phải chịu đựng những cơn đau kéo dài dai dẳng một cách thường, khi áp dụng các biện pháp điều trị khác đều không đem lại tác dụng, mức độ đau ngày càng tăng nặng hơn.
- Bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, làm cho tay chân bị tê yếu, nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng bị teo cơ.
- Xảy ra tình trạng chèn ép lên tủy sống, ống sống của cơ thể.
- Khi bệnh có dấu hiệu biến chứng thành thoát vị đĩa đệm, chèn ép lên phần rễ dây thần kinh, hạn chế khả năng vận động của người bệnh.
- Cột sống của người bệnh bị biến dạng, gây ra tình trạng vẹo cột sống.
3. Một số phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống lưng hiện nay
Tùy vào cac nguyên nhân gây tổn thương và tình trạng, giai đoạn bệnh mà người bệnh đang gặp phải bác sĩ sẽ lựa chọn một trong những hình thức phẫu thuật sau cho phù hợp nhằm giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức và khôi phục khả năng vận động của các đốt sống lưng.
3.1.Cắt bỏ gai xương
Gai xương chính là các mỏm xương hoặc những điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng được hình thành do quá trình tổn thương tại bề mặt khớp gây ra cản trở, chèn ép các mô xung quanh, khiến cho người bệnh đau đớn.
Cắt bỏ gai đốt sống là một biện pháp điều trị ngoại khoa, các bác sĩ sẽ sử dụng nhiều thao tác, kỹ thuật để loại bỏ đi những gai xương, tái tạo lại hình dạng đốt sống lưng bình thường, giảm bớt các cơn đau cho người bệnh. Sau quá trình phẫu thuật cắt bỏ gai xương, bệnh nhân có thể lấy lại khả năng sinh hoạt và vận động bình thường.
3.2. Cố định cột sống
Khi bệnh thoái hóa đốt sống lưng đã chuyển sang giai đoạn nặng, cột sống bị biến dạng thì phương pháp cố định cột sống sẽ giúp người bệnh điều chỉnh lại trục sinh lý tự nhiên của cơ thể. Đó là bằng cách cố định hai hoặc nhiều đốt sống lưng liền kề bằng các hàn nối từ các mảnh ghép xương. Sau đó, các đốt sống sẽ được cố định lại bằng ốc vít và dây kim loại.
Phương pháp này sẽ giúp nắn chỉnh lại hình dạng ban đầu của cột sống lưng, giúp người bệnh có thể vận động và di chuyển một cách dễ dàng hơn.
3.3. Cắt bỏ đĩa đệm
Cắt bỏ đĩa đệm cũng là phương pháp loại bỏ một hoặc một vài mảnh đĩa đệm bị thoát vị, chèn ép vào rễ dây thần kinh cột sống. Phẫu thuật này được thực hiện thông qua thủ thuật mổ mở, loại bỏ nhanh mảnh khối thoát vị bằng thiết bị vi thể và qua một vết rạch nhỏ.
3.4. Thay đốt sống lưng nhân tạo
Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo được thực hiện khi đốt sống lưng của cơ thể bị mất đi chức năng. Đốt sống nhân tạo được làm từ các chất liệu đặc biệt, đảm bảo thích ứng đối với cơ thể về mặt sinh học và chức năng, cho phép tồn tại lâu dài bên trong cơ thể. Sau khi thay thế, chức năng của đốt sống được khôi phục và người bệnh có thể sinh hoạt bình thường trở lại.
3.5. Thay đĩa đệm nhân tạo
Tương tự như phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo, đĩa đệm nhân tạo là một thiết bị được cấy thay thế vào vị trí của đĩa đệm trên cột sống đã bị tổn thương và không có khả năng phục hồi lại. Đĩa đệm nhân tạo này sẽ giúp người bệnh ổn định cấu trúc cột sống, cải thiện được chức năng vận động và đẩy lùi các cơn đau nhức do thoái hóa đốt sống lưng gây ra.
Vậy người bệnh có nên thực hiện phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay ở sau đây nhé!
4. Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng hay không?
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng. Cũng giống như các phương pháp điều trị khác, phẫu thuật cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ưu điểm
- Giúp cho người bệnh chấm dứt được tình trạng đau nhức dai dẳng.
- Khôi phục lại khả năng vận động của cột sống lưng.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày của người bệnh.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, thì nhược điểm của phương pháp phẫu thuật đó là tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như là:
- Chảy máu, nhiễm trùng ở vết mổ.
- Xảy ra phản ứng sốc phản vệ
- Tăng nguy cơ gây tổn thương đến rễ dây thần kinh và mô mềm xung quanh khu vực mổ.
- Tỷ lệ thành công cao nhưng tỷ lệ bệnh tái phát lại không phải không có.
Hơn thế, không phải bất kì người bệnh nào cũng được chỉ định điều trị phẫu thuật. Bởi để thực hiện được một ca phẫu thuật đòi hỏi phải có rất nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất là thể trạng sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, chi phí cho mỗi ca phẫu là rất lớn, có thể trở thành gánh nặng của nhiều gia đình người bệnh.
5. Giải đáp một số thắc mắc khác về phương pháp phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng
5.1. Chi phí thực hiện phẫu thuật cột sống hết bao nhiêu tiền?
Hiện nay điều trị thoái hóa đốt sống lưng bằng phương pháp phẫu thuật không còn phải là chuyện hiếm gặp. Cùng với sự ngày càng tiến bộ của nền y khoa cùng với các phương tiện, kỹ thuật hiện đại sẽ giúp cho sau khi phẫu thuật người bệnh đã có thể dễ dàng trở lại vận động, sinh hoạt và không còn bị đau nhức khó chịu nữa.
Như đã trình bày, có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau để phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh. Ở mỗi phương pháp đều tồn tại những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào các nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bác sĩ cùng thảo luận và đưa ra một phương án điều trị phẫu thuật phù hợp
Thông thường, chi phí phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng ở mỗi bệnh viện khác nhau sẽ có sự khác nhau. Và tại mỗi bệnh viện có rất nhiều các hình thức dịch vụ phẫu thuật khác nhau, đáp ứng các nhu cầu và điều kiện kinh tế khác nhau của mỗi trường hợp người bệnh. Về mặt bằng chung, với phương pháp mổ truyền thống, thì người bệnh sẽ cần bỏ ra một khoản chi phí khoảng 15 – 20 triệu đồng. Đối với phương pháp mổ nội soi sẽ khoảng 20 – 40 triệu đồng/ca
Còn nếu trường hợp tình trạng bệnh nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm thì sẽ đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp tương ứng với chi phí điều trị sẽ nhiều hơn, có thể tăng lên tới 40 – 50 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu như người bệnh đã có bảo hiểm Y tế thì chi phí phẫu thuật cũng sẽ được giảm đáng kể.
Vậy hãy cùng tìm hiểu về một số địa chỉ uy tín thực hiện phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng tại Việt Nam hiện nay ở phần tiếp sau nhé!
5.2. Một số địa chỉ phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng uy tín
Phẫu thuật điều trị thoái hóa đốt sống lưng được tiến hành ngày càng phổ biến ở nhiều bệnh viện cũng như các trung tâm y tế điều trị xương khớp. Tuy nhiên, đây vẫn là kỹ thuật tương đối là phức tạp và có nhiều rủi ro. Chính vì thế, người bệnh nên lựa chọn những cơ sở y tế, bệnh viện thực hiện phẫu thuật có uy tín với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao, cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại.
Một số địa chỉ thực hiện phương pháp phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng được đánh giá uy tín và hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo đó là:
Tại Hà Nội và miền bắc
- Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Số 16 – 18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai: Số 78, đường Giải Phóng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội
- Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương: Địa chỉ tại số 29 Nguyễn Bỉnh khiêm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tại Hồ Chí Minh và miền nam
- Bệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chính Minh.
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình: số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, Quận 5, thành phố Hồ Chính Minh.
- Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM: Cơ sở 1 tại số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, thành phố Hồ Chính Minh. Cơ sở 2 tại số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM. Cơ sở 3: Số 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chính Minh.
6. Một số điều cần chú ý sau khi thực hiện phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng là gì?
Sau khi thực hiện phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng, người bệnh cần phải có một khoảng thời gian dài nghỉ ngơi, ăn uống và luyện tập để có thể nhanh chóng phục hồi vết mổ và hồi phục khả năng vận động bình thường cho các khớp. Vì thế, trong sau khi phẫu thuật người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

- Tuân thủ, đảm bảo khoảng thời gian nghỉ ngơi theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Tránh các vận động mạnh gây ảnh hưởng tới vết mổ và các mô ở xung quanh. Nếu như người bệnh muốn đi lại một chút thì nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hoặc là nhờ tới sự giúp đỡ của người thân.
- Có chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho xương khớp như là: thịt bò, cá hồi, súp lơ xanh. Đồng thời, tăng cường ăn các loại hoa quả và các loại rau củ tươi nhằm cung cấp một lượng các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể
- Khi vết mổ đã liền, người bệnh cần tập vận động để lấy lại sự linh hoạt cho vùng cột sống lưng. Tuy nhiên, người bệnh cần phải thực hiện theo các bài tập, hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đặc thù.
- Người bệnh có thể cân nhắc để thực hiện thêm một số bài tập vật lý trị liệu. Điều đó sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi của người bệnh nhanh hơn, tăng cường sự dẻo dai cho các khớp.
- Uống thuốc theo chỉ định của các bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn để theo dõi sức khỏe và tốc độ hồi phục sau khi phẫu thuật.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về phương pháp phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, giai đoạn bệnh để đưa ra quyết định có hay không thực hiện phẫu thuật và nên thực hiện phương pháp nào. Người bệnh cần chú ý để quá trình hồi phục sau khi phẫu thuật để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone