Khi nào tiến hành phẫu thuật thoái hóa khớp gối là điều mà nhiều người thắc mắc bởi vì tình trạng này gây đau nhức kéo dài cho người bệnh. Phẫu thuật này thường mang lại hiệu quả cao nhưng cũng tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu các phẫu thuật thoái hóa khớp gối để được giải đáp.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về phương pháp chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
- Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn có tốt không?
- Cách điều trị thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu tại nhà
- Giải đáp: Người bị đau khớp gối có nên đi bộ nhiều không?
Nội dung bài viết
1. Tình trạng thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng hủy hoại, bào mòn sụn và xương dưới sụn của khớp gối, gây nên những biến đổi ở bề mặt khớp, làm tăng sự lắng đọng canxi và hình thành các gai xương, dẫn đến hiện tượng biến dạng khớp và làm hư khớp.
Thoái hóa khớp gối gây ra đau nhức kéo dài, làm biến dạng khớp gối và giảm chức năng sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nếu như không được điều trị dứt điểm có thể sẽ dẫn đến teo cơ, tràn dịch khớp gối tái diễn, làm mất khả năng vận động và thậm chí gây tàn phế.
Nếu ở giai đoạn bệnh nhẹ, người bệnh có thể điều trị nội khoa và vật lý trị liệu để thuyên giảm triệu chứng. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, chức năng vận động của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì cần phải can thiệp bằng những phương pháp phẫu thuật.
2. Khi nào cần cân nhắc phẫu thuật khi bị thoái hóa khớp gối?

Tình trạng thoái hóa xương khớp có xu hướng dần trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, tình trạng bệnh có thể tiến triển đến mức mà các phương pháp điều trị bảo tồn khác không còn hiệu quả. Bác sĩ sẽ xem xét và theo dõi khớp của người bệnh trên phim chụp X-quang và qua các xét nghiệm để thấy một vấn đề nghiêm trọng như xương khớp cọ xát với nhau thì có thể đã đến lúc cần phải cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật thay thế đầu gối.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đánh giá trình trạng của người bệnh dựa trên những câu hỏi sau:
- Ngưỡng đau và đầu gối có bị mất ổn định không?
- Các hoạt động hàng ngày có bị ảnh hưởng gì hay không?
- Đau khớp gối kéo dài có ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của bạn không?
- Thoái hóa khớp có gây ra mất ngủ không?
Một yếu tố khác ảnh hưởng tới quá trình phẫu thuật là độ tuổi người bệnh. Theo các nghiên cứu, những người ở độ tuổi khoảng 40 và 50 có xu hướng ít hài lòng hơn với các cuộc phẫu thuật thay thế khớp đầu gối vì họ thường muốn vận động nhiều hơn mức cho phép của việc cấy ghép đầu gối. Sau thời gian hồi phục, hầu hết người bệnh đều có thể trở lại với tất cả các chức năng, trong đó có cả việc quay trở lại các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà không bị đau nhức.
Khi đã quyết định tiến hành phẫu thuật, người bệnh hãy cân nhắc đến thời gian hồi phục, có thể dành ra từ 8 đến 10 tuần. Những người trở lại với công việc trước khi họ sẵn sàng, không được nghỉ ngơi khi cần thiết hoặc không thực hiện đầy đủ các bài tập cần thiết sau khi phẫu thuật có thể sẽ gặp tình trạng bị cứng khớp và những vấn đề về khả năng và phạm vi chuyển động. Giống như hầu hết các cuộc phẫu thuật khác, người bệnh có thể bị đau sau khi phẫu thuật cũng như có các nguy cơ chung về tình trạng nhiễm trùng, đông máu hoặc viêm phổi. Do vậy,, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa về lựa chọn của bạn đối với tình trạng đau nhức xương khớp đầu gối để xác định chính xác xem liệu có cần thực hiện phẫu thuật và thời điểm phẫu thuật nào phù hợp nhất với bạn.
Tóm lại, phương pháp phẫu thuật thoái hóa khớp gối là một trong những biện pháp điều trị được sử dụng khi những biện pháp điều trị khác không đáp ứng được. Tuy nhiên, phẫu thuật thoái hóa khớp gối sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và cần phải cân nhắc , lựa chọn kỹ dựa trên tình trạng bệnh cũng như mong muốn của người bệnh. Do đó, khi gặp tình trạng đau khớp gối kéo dài, người bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và đánh giá nhằm có những biện pháp điều trị thích hợp.
3. Những phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối
3.1. Phẫu thuật nội soi làm sạch
Đây là phẫu thuật được chỉ định cho người bệnh bị thoái hóa khớp gối nguyên phát có các triệu chứng lâm sàng (như đau, hạn chế vận động đầu gối) và điều trị nội khoa ít hiệu quả, bao gồm:
- Thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 2 và 3.
- Thoái hóa khớp gối có các dị vật khớp gối (chuột khớp gối) và có dấu hiệu kẹt khớp trên lâm sàng.
- Tình trạng thoái hóa khớp gối kèm với viêm dày bao hoạt dịch.
Không được thực hiện kỹ thuật nội soi làm sạch cho những người bệnh bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 4 (khi khớp đã bị biến dạng và hẹp khe khớp hoàn toàn), bệnh nhân bị thoái hóa gối ở giai đoạn 2 hoặc 3 trên nền bệnh viêm đa khớp dạng thấp, hoặc có tiền sử bệnh lý mạn tính kèm theo và không cho phép phẫu thuật như những bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân cũng như nhiễm trùng tại khớp gối, hoặc bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu và các bệnh lý kèm theo khác.
3.2. Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn
Phẫu thuật kích thích tủy xương qua thực hiện nội soi khớp gối sẽ được áp dụng cho những trường hợp thoái hóa khớp gối thứ phát sau khi chấn thương ở người trẻ, có vùng khuyết ở sụn nhỏ hoặc vừa. Ngày nay, phương pháp này đang được áp dụng phối hợp với phương pháp ghép tế bào gốc tự thân để giúp điều trị thoái hóa khớp gối nguyên phát ở giai đoạn 2 và 3 đạt kết quả tốt hơn: Lớp sụn mới tạo thành sẽ có bản chất gần giống với sụn trong (hyaline cartilage), và giống như sụn khớp bình thường.
3.3. Ghép tế bào sụn tự thân
Phương pháp ghép tế bào sụn tự thân áp dụng cho những người bệnh trẻ tuổi, có những tổn thương sụn mới do các chấn thương, một vị trí đơn độc và có diện tích vùng khuyết sụn nhỏ và vừa. Phương pháp này có ưu điểm là giúp phục hồi được những lớp sụn mới có bản chất là sụn trong, đồng thời có tính đàn hồi và tính bền vững cao, sụn mới giống với sụn bình thường. Nhưng lại có nhược điểm là bệnh nhân cần phải trải qua hai lần phẫu thuật, đặc biệt là khi ghép tế bào sụn phải mở phanh khớp gối. Mặt khác, các tế bào sụn phải được nuôi cấy trong môi trường đặc biệt với giá thành cao nên làm gia tăng chi phí điều trị. Ngay sau ghép tế bào, các mảnh ghép rất dễ bị bong khỏi vị trí ghép và dẫn đến thất bại. Quá trình sau khi ghép có thể sẽ xuất hiện tăng sinh quá mức của các tổ chức sụn mới gây ra cản trở cơ học, gây dính và hạn chế biên độ, phạm vi vận động của khớp gối.
Kỹ thuật tiến hành: Quá trình thực hiện ghép tế bào sụn tự thân được tóm tắt thành 5 bước như sau:
- Bước 1: Tiến hành nội soi khớp và lấy mô sụn lành tại vị trí không bị tỳ đè.
- Bước 2: Nuôi cấy sụn để tăng sinh.
- Bước 3: Mở khớp gối để làm sạch vùng khuyết sụn (mổ mở).
- Bước 4: Lấy màng xương từ đốt xương chày và khâu phủ bề mặt vùng khuyết sụn.
- Bước 5: Tiêm huyễn dịch chứa tế bào sụn sau khi đã nuôi cấy vào dưới màng xương
3.4. Ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại
Nếu ghép các mảnh sụn đơn thuần sẽ không tạo ra sự liền sụn tại vị trí giáp ranh giữa các mảnh ghép và nơi nhận (vì sụn không có mạch nuôi). Để khắc phục được nhược điểm này, ghép xương sụn để tạo được sự liền mạch của xương tại vị trí ghép, nhờ đó mà sụn ghép sống, bám chặt mà vẫn đảm bảo được chức năng của sụn khớp. Phương pháp này được thực hiện cho những tổn thương sụn có diện tích nhỏ và vừa, ở 1 vị trí và thường áp dụng cho tình trạng thoái hóa khớp gối thứ phát sau khi chấn thương.
Kỹ thuật: Sụn ghép sẽ được lấy từ sụn lành ở những vị trí không tỳ đè của chính người bệnh nhân (tự thân) hoặc sụn của người cho (đồng loại). Mảnh ghép có hình trụ, bao gồm phần xương liền sụn và được nêm chặt vào vị trí khuyết sụn (nơi đã tạo nền hình trụ có kích thước đúng bằng với kích thước của mảnh ghép). Ghép sụn tự thân hay đồng loại có thể được tiến hành qua phương pháp nội soi gối hoặc mổ mở.
- Ưu điểm: Tạo ra được các lớp sụn mới với bản chất là sụn trong để thay thế được vùng khuyết sụn. Phần sụn mới này về lâu dài sẽ bám dính tốt do có sự liền xương – xương.
- Nhược điểm: Tạo ra tổn thương mới tại nơi lấy sụn đối với ghép sụn tự thân. Nếu như ghép đồng loại, sẽ có vấn đề liên quan đến xử lý mảnh ghép và thải ghép. Đặc biệt, trong thời gian chưa liền xương, các mảnh ghép rất dễ rơi vào khớp tạo ra dị vật khớp và gây kẹt khớp khi bệnh nhân hoạt động.
3.5. Đục xương sửa trục
Mục đích của phương pháp đục xương sửa trục là làm thay đổi trục cơ học hoặc trục chịu lực của chân, để chuyển trọng tâm chịu lực của khớp gối từ vùng khoang thoái hóa sang bên khoang lành theo trục sinh lý, điều này sẽ làm giảm tải lên bề mặt khớp bị thoái hóa, giúp bệnh nhân giảm đau nhức và làm chậm lại quá trình thoái khớp gối. Đục xương sửa trục thường được chỉ định trong trường hợp điều trị những thoái hóa khớp gối sớm, một khoang, thường tiến hành ở người bệnh có biến dạng chân kiểu vẹo trong (chân hình chữ O) hay vẹo ngoài (chân chữ X – hai bên hay chữ K – một bên).
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là dễ gặp phải các tai biến liệt thần kinh mác chung do những tác động đến đầu trên của xương mác. Ngoài ra, khi có sự thay đổi trục chi, mất xương cũng gây nên thách thức cho vấn đề về thay khớp sau này.
3.6. Thay khớp gối

Phẫu thuật thay khớp gối là biện pháp điều trị cuối cùng và đem lại hiệu quả nhất cho các bệnh nhân thoái hóa khớp gối ở mức độ nặng, giai đoạn 3,4, điều chỉnh được hoàn hảo những biến dạng của khớp gối, giúp cho người bệnh cải thiện triệu chứng đau nhức và tránh được nguy cơ bị tàn tật vĩnh viễn.
Phẫu thuật này được chỉ định khi thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 3, 4 và khi người bệnh không còn đáp ứng với những phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, việc thay khớp gối là một phẫu thuật lớn, sẽ tiềm ẩn những rủi ro, có chi phí cao và không phải tất cả các bệnh nhân có chỉ định thay khớp gối đều có thể đáp ứng được. Bên cạnh đó, tuổi thọ của khớp nhân tạo cũng chỉ có thời hạn nhất định (khoảng 10-15 năm) nên ở những người bệnh thuộc nhóm trẻ tuổi (dưới 55 tuổi) phải đứng trước nguy cơ có thể thay lại khớp nhiều lần trong đời, nhất là khi tuổi thọ trung bình của con người đang ngày càng tăng. Do vậy, chỉ định phẫu thuật thay khớp gối cần phải xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, như mức độ thoái hóa, tuổi tác, khả năng đáp ứng của người bệnh với các phương pháp điều trị khác.
4. Lưu ý của người bệnh khi thực hiện phẫu thuật thoái hóa khớp gối
- Khi tập đi, người bệnh phải sử dụng nạng hoặc khung tập đi để đảm bảo tính an toàn.
- Mang nẹp gối mỗi khi đứng dậy, tập đi và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Chỉ nên ngồi trên các loại ghế có tay vịn và tuyệt đối tránh quỳ gối, ngồi xổm hay vặn người, nhảy hoặc tập quá sức sau khi phẫu thuật.
- Sử dụng các miếng lót bồn cầu mở rộng để đi vệ sinh được dễ dàng hơn.
- Khi lên xe ô tô, người bệnh nên ngồi ở ghế trước, trượt mông ra phía sau rồi nhờ người để đỡ bạn và cả 2 chân lên xe cùng lúc.
- Tránh nâng vác vật có trọng lượng quá 10kg trong vòng 3 tháng đầu sau khi phẫu thuật.
- Có chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học, lành mạnh. Ăn nhiều nhiều thực phẩm tốt cho xương khớp để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và giúp vết thương mau lành.
- Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần bổ sung thêm nhiều chất xơ. Vì tình trạng táo bón cũng có thể xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc giảm đau gây ra hoặc do người bệnh ít vận động sau khi mổ.
Trên đây là bài viết về các phương pháp phẫu thuật thoái hóa khớp gối để người bệnh xem xét và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được biện pháp phù hợp nhất giúp quá trình điều trị và hồi phục khớp gối hiệu quả.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone