Sữa chua là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe và sắc đẹp được nhiều chị em tin dùng, tuy nhiên có rất nhiều chị em thắc mắc rằng : ” Phụ nữ sau sinh có ăn được sữa chua không? “. Mời bạn đọc cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Giải đáp: Sau sinh chưa có kinh nguyệt quan hệ có thai được không?
- Phụ nữ sau sinh có uống được sữa tươi không?
- Những dấu hiệu có thai khi đang cho con bú cực chuẩn
- Quan hệ sau sinh 1 tháng có thai không?
Nội dung bài viết
1.Thành phần dinh dưỡng của sữa chua.
Sữa chua là loại thực phẩm lên men rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe. Trong thành phần của sữa chua chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và lợi khuẩn có tác dụng tích cực cho sức khỏe con người.
Thành phần dinh dưỡng của sữa chua gồm có các nhóm chất sau:
- Protein
Sữa chua nguyên chất làm từ sữa nguyên chất có thể chứa khoảng 8,5 g protein trong mỗi 245g sữa chua. Protein này chia thành 2 loại:
Whey (váng sữa): là nhóm protein hòa tan nhỏ hơn trong các sản phẩm sữa, chiếm 20% hàm lượng protein trong sữa chua. Protein whey từ lâu đã là sản phẩm bổ sung phổ biến đối với các vận động viên và người tập thể hình, còn giúp hạ huyết áp, giảm cân.
Casein: là các protein sữa không hòa tan.
Tuy vậy thì cả 2 loại protein này đều có chất lượng tốt, giàu axit amin thiết yếu và khả năng tiêu hóa tốt.
- Chất béo
Có tới 400 loại chất béo khác nhau trong sữa chua, phụ thuộc vào loại sữa làm ra nó. Sữa chua có thể sản xuất từ tất cả các loại sữa như sữa nguyên kem, sữa ít béo hoặc không béo. Hàm lượng chất béo trong sữa chua như sau:
Chiếm từ 0,4% trong sữa chua không béo đến 3,3% hoặc hơn trong sữa chua chứa nhiều chất béo.
Phần lớn chất béo trong sữa chua đều là chất béo bão hòa (70%) nhưng cũng chứa một lượng chất béo không bão hòa đơn hợp lý.
Chất béo trong sữa chua có thể cung cấp tới 400 loại axit béo khác nhau.

- Đường (Carbohydrat)
Sữa chua chứa ít đường tự nhiên, trong sữa chua nguyên nhất chủ yếu ở dạng đường đơn lactose và galactose. Hàm lượng các chất như sau:
Hàm lượng lactose trong sữa chua thấp hơn sữa, do quá trình lên men vi khuẩn của sữa chua làm cho lactose bị phá vỡ và chuyển hóa thành galactose và glucose.
Hầu hết glucose sẽ chuyển hóa thành axit lactic làm nên vị chua của sản phẩm.
Các loại sữa chua cũng chứa một lượng chất làm ngọt bổ sung đáng kể như sucrose (đường trắng) và đường hương liệu.
Lượng đường trong sữa chua thường không cố định và có thể dao động từ 4,7% đến 18,6% hoặc cao hơn.
- Vitamin và khoáng chất
Tùy vào loại sữa chua khác nhau sẽ có thành phần vitamin và khoáng chất khác nhau. Sữa chua làm từ sữa tươi nguyên chất sẽ chứa hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất rất lớn như:
Vitamin B12.
Canxi.
Photpho: sữa chua là nguồn cung cấp photpho đáng kể, đây là khoáng chất thiết yếu trong quá trình sinh học của cơ thể.
Riboflavin: còn gọi là vitamin B2 được cung cấp chủ yếu nhờ sản phẩm từ sữa trong chế độ ăn hiện đại.
- Lợi khuẩn Probiotic
Lợi khuẩn Probiotic trong sữa chua có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Các probiotic chủ yếu trong sữa chua là axit lactic và bifidobacteria giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol và tổng hợp vitamin. Đặc biệt, những lợi khuẩn này có công dụng giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, giảm táo bón sau sinh cực kỳ hiệu quả.
2.Phụ nữ sau sinh có ăn sữa chua được không?
Sữa chua là đồ ăn rất tốt cho sức khỏe của chúng ta vì chứa nhiều lợi khuẩn và dưỡng chất quan trọng. Với các mẹ sau sinh đang cho con bú, ăn sữa chua cũng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời như hỗ trợ tiêu hóa, đẹp da, thanh lọc cơ thể. Thế nhưng vẫn còn nhiều mẹ băn khoăn về vấn đề phụ nữ sau sinh có ăn sữa chua được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ sau sinh có thể ăn được sữa chua.
Phụ nữ sau sinh đẻ nên ăn sữa chua vì nó mang đến những ảnh hưởng tích cực và lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mẹ. Phụ nữ cho con bú ăn sữa chua đúng cách sẽ giúp bổ sung nhiều lợi khuẩn tốt cho mẹ và bé.
Mặc dù lời khuyên đối với các mẹ sau khi sinh nên hạn chế ăn các thực phẩm lạnh, đồ chua (chanh, xoài, cóc, dưa muối,…) vì gây đau bụng, mẹ cảm thấy khó chịu và khi bé bú cũng có thể ảnh hưởng hệ tiêu hóa của bé.
Tuy vậy, phụ nữ ăn sữa chua sau sinh là 1 trường hợp ngoại lệ mà mẹ có thể ăn.
Mẹ cũng cần lưu ý:
Có 1 số trường hợp bé có thể không thích ứng với sữa chua mà mẹ ăn, khiến bé bị đau bụng, tiêu chảy, dễ rối loạn tiêu hóa. Tuy vậy đây chỉ là 1 số trường hợp xảy ra với trẻ bị dị ứng sữa. Nếu mẹ đẻ đã ăn sữa chua 1 vài lần mà trẻ không có biểu hiện bất thường thì tình trạng này không đáng lo ngại.
3.Lợi ích tuyệt vời của sữa chua đối với phụ nữ sau sinh.
Ăn sữa chua mang đến rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé sau khi sinh. Mẹ hãy tham khảo ngay những lợi ích tuyệt vời sau đây để yên tâm khi ăn.
- Sữa chua cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho sữa mẹ
Trong sữa chua có rất nhiều dưỡng chất tốt đối với cơ thể như: protein, canxi, lipid, glucid, chất béo và lợi khuẩn. Sau khi sinh, mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác nhau để nhanh hồi phục sức khỏe và nâng cao chất lượng sữa mẹ. Khi mẹ sau sinh ăn sữa chua, cả mẹ và em bé đều được tận hưởng nguồn dinh dưỡng quý giá này.
- Ăn sữa chua giúp mẹ giữ dáng, đẹp da
Axit lactic trong sữa chua giúp kiềm chế hoạt động của một số loại vi khuẩn làm hại da. Đồng thời, hàm lượng dinh dưỡng trong sữa chua khá cân bằng, giúp mẹ vừa có thể giải quyết cơn thèm ăn, vừa duy trì vóc dáng.
- Ăn sữa chua có lợi cho đường tiêu hóa của hai mẹ con.
Trong sữa chua có một lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Chúng sẽ cải thiện đường tiêu hóa và hấp thụ của cơ thể. Nếu mẹ bị táo bón sau khi sinh, ăn sữa chua sẽ là cách chữa trị không cần thuốc cực kỳ hiệu quả.

- Phòng ngừa bệnh tiểu đường và cao huyết áp.
Ngoài bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, sữa chua còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh tim mạch, cao huyết áp. Bởi lẽ đó, ăn sữa chua thường xuyên giúp mẹ giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế các bệnh về tiểu đường, huyết áp hiệu quả.
- Ăn sữa chua giúp mẹ sau sinh giảm stress và căng thẳng.
Các mẹ sau sinh thường gặp phải các vấn đề như trầm cảm, rối loạn tinh thần, stress. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những vấn đề trên, trong đó có việc tăng cân, thay đổi nội tiết,…. Bên trong sữa chua có chứa vi khuẩn Lactobacillus Rhamnosus. Đây là lợi khuẩn có tác dụng làm giảm Corticosterone gây căng thẳng lo âu. Chính vì vậy, ăn sữa chua thường xuyên được xem là cách giải quyết hữu hiệu và dễ thực hiện. Qua đó, giúp mẹ tinh thần vui vẻ, phấn chấn mà không hề sợ bị tăng cân.
4.Sau sinh bao lâu được ăn sữa chua?
Mẹ bỉm sữa đã được giải đáp nỗi băn khoăn sau sinh có được ăn sữa chua không rồi nhé! Tuy nhiên, mẹ cần biết thêm thời điểm an toàn nhất để bổ sung sữa chua sau khi sinh. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, không nên dùng sữa chua ngay trong những ngày đầu mới sinh để tránh bị lạnh bụng, tiêu chảy.
Đối với mẹ sinh thường, thời điểm có thể ăn được sữa chua là sau sinh 3 ngày. Đối với mẹ sinh mổ, 7 ngày sau sinh là có thể ăn sữa chua bình thường. Nhưng để thực sự tốt cho mẹ và bé trong thời gian ở cữ, các mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn và cách ăn sữa chua. Sử dụng sữa chua sai cách sẽ biến lợi thành hại.
5.Những lưu ý khi ăn sữa chua đối với phụ nữ sau sinh.
Phụ nữ sau sinh có được ăn sữa chua nhưng không phải muốn ăn bao nhiêu hay ăn vào lúc nào cũng được nhé. Mẹ cần lưu ý sữa chua ăn sai cách có thể làm dưỡng chất trong sữa chua không phát huy được hết tác dụng mà còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Sau khi mua sữa chua về phải bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh. Tốt nhất, bạn nên dùng hết sau khi mua về được 1 tuần.
Đang cho con bú có được ăn sữa chua và không được ăn quá lạnh. Trước khi ăn sữa chua, mẹ nên để sữa chua ra ngoài từ 5 – 10 phút trước khi ăn.
Không được đun hay hâm sữa chua, vì chúng sẽ tiêu diệt hết các lợi khuẩn và dinh dưỡng. Nếu muốn ăn sữa chua ấm thì chỉ cần ngâm hộp sữa vào nước nóng khoảng 70 độ C là được.
Sữa chua rất tốt, nhưng chỉ nên ăn từ 2 tới 3 hộp sữa chua một ngày.
Mẹ cho con bú có được ăn sữa chua nhưng không nên ăn khi bụng trống rỗng, vì độ PH quá thấp của dạ dày lúc đói sẽ tiêu diệt lợi khuẩn có trong sữa chua. Thời điểm tốt nhất để các mẹ cho con bú có được ăn sữa chua là 1 – 2 giờ đồng hồ sau bữa ăn chính.
Không được ăn sữa chua và uống thuốc kháng sinh cùng một lúc, vì thuốc sẽ giết chết các lợi khuẩn có trong sữa chua.
6.Những thực phẩm không nên ăn cùng sữa chua tránh dị ứng.
Sữa chua chứa số dưỡng chất và giá trị dinh dưỡng cực kỳ phong phú. Tuy nhiên, nếu kết hợp sữa chua với một số thực phẩm có thể tạo ra chất độc gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, mẹ hãy lưu ý không nên ăn sữa chua cùng một số thực phẩm sau đây nhé.
- Chuối
Chuối là loại quả thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng và phổ biến tại Việt Nam. Trên thực tế, ăn chuối rất tốt cho đường ruột của mẹ sau khi sinh. Bởi lẽ đó, có rất nhiều mẹ cho rằng ăn sữa chua cùng chuối sẽ vừa ngon, vừa tốt cho cơ thể. Vậy nhưng, các chuyên gia đã khuyến cáo không nên ăn sữa chua cùng với chuối. Bởi nếu ăn chung thường xuyên sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, mẹ nên hạn chế việc ăn chuối cùng sữa chua nhé.
- Đậu nành
Đậu nành được biết tới là thực phẩm cực kỳ tốt đối với cơ thể của phụ nữ. Trong đậu này có nhiều dưỡng chất như protein, estrogen giúp tăng cường nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, để tốt nhất cho cơ thể, bà đẻ không nên ăn đồng thời sữa chua và đậu nành. Bởi đậu nành sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi có trong sữa chua của cơ thể. Điều này có thể khiến cơ thể bị thiếu canxi nếu thường xuyên sử dụng trong thời gian dài
- Cá, hải sản
Cá và hải sản là nguồn thực phẩm rất giàu protein và có tính tanh. Chính vì vậy, mẹ sau sinh tuyệt đối không nên ăn sữa chua trước hoặc sau khi ăn cá, hải sản. Hai nguồn protein lớn đồng thời nạp vào cơ thể sẽ khiến mẹ bị đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, sự kết hợp này còn có thể khiến mẹ bị ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sữa mẹ.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi phụ nữ sau sinh có ăn được sữa chua không. Bên cạnh đó mẹ cũng nắm được nên kết hợp sữa chua với những loại thực phẩm nào để tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé.Dược Mỹ Phẩm Khang Linh mong rằng, những thông tin trong bài viết sẽ thực sự hữu ích và giúp mẹ trong thời kỳ nuôi con sau sinh.