Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường đối với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, hiện tượng vô kinh ngày càng phổ biến ở các chị em phụ nữ. Bệnh lý này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ sinh sản cũng như cuộc sống sinh hoạt vợ chồng ở người bệnh. Vậy phụ nữ vô kinh có thai được không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Dược Mỹ Phẩm Khang Linh để tìm ra câu trả lời.
Xem thêm:
- Nhu cầu sinh lý của phụ nữ thay đổi thế nào theo độ tuổi?
- Uống collagen có làm thay đổi nội tiết không?
- Phụ nữ đang cho con bú có uống được collagen không?
- [Mách bạn] Cách làm se khít vùng kín an toàn hiệu quả tại nhà
Nội dung bài viết
Vô kinh là gì?
Kinh nguyệt là dấu hiệu thay đổi hormone sinh lý ở phụ nữ trưởng thành và được lặp lại nhiều lần theo chu kỳ. Phái nữ nằm ở giữa tuổi dậy thì và thời kỳ mãn kinh thường lặp lại kinh nguyệt đều đặn theo tháng.
Vô kinh là tình trạng nữ giới không xuất hiện kinh nguyệt trong thời gian dài hoặc chưa từng có kinh nguyệt một lần trong đời. Trong trường hợp phụ nữ chưa đến tuổi dậy thì, mang thai và sau tuổi mãn kinh không xuất hiện kinh là hoàn toàn bình thường. Chị em nào không ở trong thời điểm trên mà kinh nguyệt không có thì cần đi khám sớm nhất có thể. Theo chuyên gia, vô kinh được chia thành 2 loại là:
Vô kinh nguyên phát: là trường hợp đã quá tuổi đáng lẽ phải có kinh mà vẫn không có
Vô kinh thứ phát: là người phụ nữ đã từng có kinh từ một lần trở lên nhưng lại không có trong 3 chu kỳ liên tục (có thể là trên dưới 3 tháng) trở lên.
Ngoài ra, vô kinh còn được chia ra 2 loại:
Vô kinh giả khi người phụ nữ vẫn có kinh hàng tháng nhưng máu kinh không chảy được ra ngoài (để biết là có xuất hiện kinh) mà lại đọng ở bên trong do khuyết tật ở bộ máy sinh dục như không có âm đạo, màng trinh bị bịt kín.
Vô kinh thật là trường hợp bộ máy sinh dục của người phụ nữ bên ngoài cấu tạo gần như bình thường nhưng từ tuổi dậy thì đến lúc trưởng thành chưa bao giờ thấy kinh.

Nguyên nhân dẫn đến vô kinh
Phụ nữ bị vô kinh thường xuất phát từ một trong những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Vô kinh do tình trạng toàn thân: người quá gầy yếu do suy dinh dưỡng, do thiếu máu, nhiễm độc, có bệnh gan, bệnh thận mạn tính…. Có người sau khi phải dùng dài ngày các thuốc an thần, thuốc chuyển hóa hoặc thuốc chống ung thư bị vô kinh. Vô kinh có thể xuất hiện khi có những biến động về thần kinh quá mức như vui, buồn, sợ hãi, vất vả, thay đổi môi trường sống…
- Vô kinh do rối loạn hoạt động nội tiết: vùng chỉ huy nội tiết ở trên não bị suy thoái, hoặc do tăng hoạt động quá mức toàn bộ hệ thống hay từng bộ phận làm ảnh hưởng đến các hoạt động của các bộ phận khác trong hệ thống đó. Các rối loạn của các tuyến nội tiết khác trong cơ thể như tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng…
- Vô kinh do bất thường: dị tật, khuyết tật của cơ thể hoặc của bộ phận sinh dục, đặc biệt ở buồng trứng, tử cung. Phụ nữ bị rối loạn di truyền về nhiễm sắc thể khiến cơ thể, đặc biệt bộ phận sinh dục không phát triển, người mang dị tật bẩm sinh: không có buồng trứng, không có tử cung.
Bên cạnh đó một số trường hợp tuy có buồng trứng, có tử cung nhưng lại không có âm đạo hoặc do màng trinh bịt kín âm đạo gây nên tình trạng vô kinh giả. Những trường hợp do bệnh tật hay tai biến của sinh sản, gây tổn thương ở não hoặc phải cắt bỏ tử cung, buồng trứng sẽ bị vô kinh sau mổ. Các bệnh ở tử cung, đặc biệt bệnh lao tử cung, những trường hợp phải nạo, hút nhiều lần khiến mất hết niêm mạc tử cung hoặc làm cho tử cung bị dính sẽ đưa đến kinh ít hoặc vô kinh.
Phụ nữ vô kinh có thai được không?
Không phải tất cả phụ nữ bị vô kinh cũng mất khả năng làm mẹ. Để xác định người bệnh bị vô kinh có con được không, chúng ta căn cứ theo 2 loại bệnh:
- Bị vô kinh mất khả năng làm mẹ
Thông thường, phụ nữ bị vô kinh nguyên phát có nguy cơ cao bị vô sinh. Lí do là hành kinh không xuất hiện sẽ dẫn đến tình trạng trứng không rụng để thụ tinh với tinh trùng, vì vậy nữ giới không thể mang thai.
Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng vì nếu bệnh được phát hiện sớm và có cách điều trị phù hợp thì vẫn có thể cải thiện tình trạng này. Để điều trị bệnh vô kinh nguyên phát, bác sĩ chuyên khoa sẽ tăng cường cung cấp hormone vào trong cơ thể để cân bằng nội tiết hoặc thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Bệnh vô sinh nguyên phát thường xảy ra ở trẻ em trong tuổi dậy thì và phụ nữ trưởng thành. Vì vậy, các chị em phụ nữ và những bà mẹ có con gái ở tuổi thiếu niên cần đặc biệt quan tới chu kỳ kinh nguyệt.
- Vô kinh vẫn có thể thụ thai
Chị em phụ nữ bị vô kinh thứ phát thì hy vọng có thể mang thai vẫn rất cao. Điều này phụ thuộc lớn vào nguyên nhân gây bệnh. Với trường hợp vô kinh do chế độ dinh dưỡng hoặc sinh hoạt không điều độ có thể khắc phục bằng thuốc Tây y hoặc Đông y.
Riêng trường hợp vô kinh do một số bệnh lý như suy buồng trứng, buồng trứng đa nang thì bệnh nhân cần dùng trứng hiến tặng để thụ tinh nhân tạo.

Triệu chứng bệnh vô kinh
Những triệu chứng xuất hiện khiến chúng ta nghĩ đến hiện tượng vô kinh là:
Mất kinh bất thường 3 tháng liên tục hoặc chưa có kinh khi đã 15 tuổi hoặc trên 15 tuổi
Gặp vấn đề trong việc giữ cân bằng, phối hợp và thị lực
Sự tăng lên bất thường số lượng lông trên cơ thể
Tiết dịch màu đục như sữa từ núm vú mặc dù chưa có con
Rụng tóc, da khô
Đau đầu, mệt mỏi
Đau vùng xương chậu
Tăng cân bất thường
Táo bón
Nổi mụn trứng cá
Nhịp tim chậm
Các biện pháp điều trị bệnh Vô kinh
Lựa chọn phương pháp điều trị vô kinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh:
- Cải thiện chất lượng cuộc sống
Các chị em phụ nữ thường giảm cân sai cách dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng và làm cho kinh không ra đều. Chính vì vậy, thói quen ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là một yếu tố vô cùng quan trọng.
Phụ nữ cần nạp đủ 5 nhóm chất vào trong bữa ăn, đặc biệt ưu tiên các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin như rau củ quả. Loại chất này không những giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, mà còn hỗ trợ giảm cân và làm đẹp da
Ngoài ra, chị em nên tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức khoẻ và đào thải những chất độc hại trong cơ thể. Người bệnh nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực của mình.
Chất lượng giấc ngủ và tâm sinh lý cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi ngày để cho cơ thể nghỉ ngơi và sản sinh các hormone sinh dục, kích thích quá trình rụng trứng. Đồng thời, chị em cần duy trì cảm xúc vui vẻ, yêu đời.
- Điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ
Đối với những bệnh nhân không may mắc phải bệnh vô kinh nguyên phát thì cần có sự can thiệp của bác sĩ. Nếu nữ giới được chẩn đoán là dị tật ở cơ quan sinh sản dẫn đến không thể ra kinh nguyệt, cần tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mô sẹo trong tử cung hoặc loại bỏ khối u lành tính tuyến yên.
Với phụ nữ bị vô kinh mức độ nhẹ hơn có thể sử dụng thuốc giúp bổ sung hormone theo đơn kê của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên đi khám phụ khoa thường xuyên để biết được tình trạng bệnh và có kế hoạch kiểm soát kịp thời.
Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến câu hỏi phụ nữ vô kinh có thai được không. Mong rằng, những kiến thức vừa được Dược Mỹ Phẩm Khang Linh chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất về căn bệnh này, cũng như biết cách xử lý nếu cơ thể có hiện tượng lạ.