Bánh mì là một món ăn đường phố cực kỳ nổi tiếng về sự tiện lợi, độ ngon và giá thành rẻ. Bởi lẽ đó, có rất nhiều người thích món ăn này. Vậy nhưng, mẹ sau sinh ăn bánh mì được không? có lưu ý nào của món ăn này đối với mẹ sau sinh không? Có gây ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng sau sinh hay không? Để giải đáp vấn đề trên, các mẹ hãy tham khảo ngay bài viết sau của Dược Mỹ Phẩm Khang Linh nhé.
Xem thêm:
- Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt được không?
- Phụ nữ sau sinh ăn rau tần ô được không?
- Phụ nữ sau sinh ăn khoai lang được không?
- Top 10 loại quả cực tốt cho phụ nữ sau sinh
Nội dung bài viết
Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ sau sinh.
Sau khi trải qua quá trình vượt cạn, cơ thể người mẹ cần nhiều nguồn năng lượng để phục hồi, tránh những hao tổn nghiêm trọng về sức khỏe, đồng thời giúp duy trì dinh dưỡng, đảm bảo đủ chất để tiết ra nguồn sữa dồi dào cho con bú, vì vậy bổ sung một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là điều cực kỳ cần thiết đối với mẹ trong giai đoạn này. Vậy sau khi sinh, mẹ nên bổ sung những dưỡng chất gì?.
Theo các bác sĩ sản khoa, ở giai đoạn này, người mẹ cần bổ sung những loại thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu protein: Protein là một trong những hợp chất chính tạo ra năng lượng cho cơ thể. Vì thế, bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa… vào thực đơn hằng ngày là điều vô cùng cần thiết đối với phụ nữ sau sinh.
- Thực phẩm giàu vitamin: Rau xanh và trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể sau sinh nhanh chóng hồi phục, đồng thời giúp tinh thần của phụ nữ ở cữ thoải mái hơn. Ngoài ra, thực phẩm giàu vitamin còn hỗ trợ phòng ngừa một số vấn đề hậu sản như: Táo bón, rụng tóc, tim mạch… Do đó, bạn đừng quên bổ sung đa dạng các loại rau củ quả vào thực đơn hằng ngày nhé!
- Nước: Nước chiếm 70% trong cơ thể con người. Đối với phụ nữ sau sinh, nước còn đặc biệt cần thiết để duy trì nguồn sữa mẹ dồi dào. Do đó, người mẹ cần uống ít nhất 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung nước ép trái cây theo mùa, sữa hạt hoặc các loại sữa không đường khác.
Thành phần dinh dưỡng có trong bánh mì.
Mẹ có biết, mặc dù bánh mì cung cấp cho cơ thể một phần năng lượng khá lớn. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng trong bánh mì không cao. Thông thường bánh mì có thành phần nguyên liệu bao gồm: bột mì, bột nở, trứng, bơ, sữa, đường, muối.
Theo thống kê, 1 lát mỏng bánh mì làm từ lúa mì nặng 33g chứa:
– 2g chất béo
– 17g tinh bột
– 3g đạm
– 2g chất xơ

Ngoài ra, trong bánh mì còn có một số chất như natri, selen, mangan và một lượng folate nhất định. Đặc biệt, bánh mì chứa nhiều gluten, một loại protein có vai trò tạo nên sự đàn hồi của bánh mì.
Dựa vào thành phần dinh dưỡng trên, chúng ta hãy xem xét mẹ sau sinh có được ăn bánh mì không bạn nhé!
Mẹ sau sinh ăn bánh mì được không?
Như chúng ta đã về nhu cầu dinh dưỡng của mẹ sau sinh và thành phần dinh dưỡng có trong bánh mì được nêu trên đây, có thể thấy người mẹ sau sinh không nên ăn bánh mì. Dưới đây là những lý do mà các chuyên gia đưa ra nhằm khuyến cáo điều này.
- Bánh mì không bổ sung dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé
Người mẹ sau sinh cần rất nhiều dưỡng chất song với nguồn dinh dưỡng “nghèo nàn” từ bánh mì, gần như không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé. Không những vậy, ăn bánh mì còn rất dễ gây no bụng dẫn đến việc không thể ăn thêm nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác. Từ đó, cơ thể người mẹ không được đáp ứng nhu cầu cần thiết để hồi phục và duy trì nguồn sữa cho con bú.
- Bánh mì gây tăng cân.
Bánh mì chứa nhiều chất béo, nguồn chất béo chủ yếu từ bơ và sữa. Do đó có thể dẫn tới tình trạng tăng cân mất kiểm soát nếu mẹ sau sinh ăn nhiều bánh mì.
- Giảm hấp thu.
Nếu mẹ ăn vỏ bánh mì có chứa nhiều axit phytic sẽ làm giảm sự hấp thu sắt, canxi, và kẽm – những dưỡng chất quan trọng cho trẻ trong những năm tháng đầu đời.
- Ăn bán mì thường xuyên làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.
Bánh mì chứa chất béo bao gồm cả chất béo xấu. Do đó, ăn nhiều bánh mì sau khi sinh sẽ có nguy cơ khiến chất béo xấu trong cơ thể người mẹ tăng lên nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch, dẫn đến các bệnh như đột quỵ, cao huyết áp…

- Gây ra tình trạng đường huyết không ổn định.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, Insulin là hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất, cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể, đồng thời giúp ổn định đường huyết trong máu. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều bánh mì với tần suất thường xuyên, mẹ sau sinh có khả năng gặp phải tình trạng lượng insulin tăng cao, đồng nghĩa với việc đường huyết không ổn định. Điều này có thể dẫn đến những biểu hiện như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt hoặc buồn nôn.
Một số loại bánh mì mẹ sau sinh có thể sử dụng.
Nếu muốn ăn bánh mì thì mẹ sau sinh vẫn có thể thử một số loại bánh mì tốt cho sức khỏe, giàu dinh dưỡng. Do đó để đảm bảo dinh dưỡng, mẹ có thể lựa chọn một số loại bánh mì sau đây:
- Bánh mì đen: Bánh mì đen là loại bánh làm từ bột lúa mạch đen, rất tốt cho hệ sức khỏe của mẹ sau sinh. Ưu điểm của loại bánh này là calo thấp, không gây đầy bụng và tăng cân ở mẹ sau sinh.
- Bánh mì gạo lứt: Bánh mì nguyên cám cũng là một trong những loại bánh mì thích hợp cho mẹ sau sinh. Đây là loại bánh phù hợp cho mẹ sau sinh đang lo lắng về vấn đề tăng cân sau sinh. Đặc biệt, tinh bột bên trong bánh mì nguyên cám cũng là một nguồn tinh bột hấp thu chậm, phù hợp với cơ thể còn yếu của mẹ sau sinh.
Những lưu ý khi ăn bánh mì mà mẹ sau sinh cần biết.
Mặc dù mẹ không nên ăn bánh mì sau khi sinh. Tuy nhiên, Phụ nữ sau sinh thường xuyên phải dùng các món ăn bồi bổ nên đôi khi muốn thay đổi vị giác bằng các món ăn từ bánh mì. Vậy khi bổ sung bánh mì vào chế độ ăn, mẹ sau sinh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Không nên ăn quá nhiều bánh mì.
Không nên ăn quá nhiều bánh mì là vấn đề đầu tiên mẹ cần lưu ý. Như đã đề cập, bánh mì chứa nhiều năng lượng nhưng hàm lượng dinh dưỡng thấp và nghèo nàn. Ăn quá nhiều bánh mì sẽ khiến mẹ no lâu, đầy hơi và chướng bụng. Từ đó khiến mẹ chán ăn và không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Nếu muốn ăn bánh mì thì mẹ chỉ nên ăn từ 1 – 2 ổ bánh mì có kích thước từ nhỏ đến vừa trong vòng 1 tuần. Tránh tình trạng ăn bánh mì hằng ngày nhằm thay thế cho các món ăn từ gạo và những loại ngũ cốc khác. Mẹ có thể kết hợp ăn bánh mì với sữa đặc hoặc uống thêm sữa để tăng thêm dưỡng chất cho cơ thể.
- Lựa chọn bánh mì organic, ít đường.
Bánh mì chứa nhiều bơ và sữa, khiến lượng chất béo trong cơ thể tăng cao. Do đó, mẹ nên ưu tiên các loại bánh mì organic, làm từ các loại hạt dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Đặc biệt, mẹ nên ăn bánh mì ít đường để không làm ảnh hưởng đến đường huyết trong cơ thể.
- Mẹ không sử dụng khi đang tiêu hóa kém.
Đây là loại thực phẩm khó tiêu hóa do có chứa casein từ bơ, sữa và gluten từ bột mì. Nếu đang gặp phải tình trạng tiêu hóa kém, mẹ không nên bánh mì. Bánh mì có thể gây đầy hơi, chướng bụng, tiêu hóa kém và táo bón. Hơn nữa, men nở trong bánh mì cũng gây áp lực lên đường ruột khiến cho tình trạng đầy hơi kéo dài tạo cảm giác no và chán ăn.
- Mẹ nên ăn bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
Thay vì chọn bánh mì làm từ bột mì đã qua tinh chế, mẹ sau sinh nên ưu tiên bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nguyên cám, bánh mì Ezekiel, bánh mì gạo lứt, bánh mì hạt lanh, bánh mì nâu,… Ngoài ra, có thể chọn các loại bánh mì có mè đen và các loại hạt giàu Omega 3 như hạt bí, hạnh nhân, hạt điều.
Bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ cao, nhiều khoáng chất và chất béo không bão hòa. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh, hỗ trợ phục hồi thể trạng và giảm mệt mỏi, suy nhược.

Hơn nữa, các loại bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng đường thấp nên không gây tăng cân và không làm tăng đường huyết. Vì vậy, với các loại bánh mì này mẹ có thể bổ sung thường xuyên hơn. Tốt nhất là nên ăn vào các bữa xế để giảm cảm giác đói và cung cấp thêm năng lượng, dinh dưỡng cho cơ thể.
- Ăn bánh mì kèm với trái cây, rau xanh
Bánh mì chứa hàm lượng tinh bột cao sẽ gây nên tình trạng khó tiêu hóa. Do vậy khi ăn bánh mì, mẹ nên ăn kèm với trái cây và rau xanh để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, kết hợp bánh mì với các loại thực phẩm này cũng giúp gia tăng hương vị, tạo cảm giác ngon miệng và kích thích cảm giác thèm ăn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể giải đáp được câu hỏi mẹ sau sinh có ăn được bánh mì không và những lưu ý khi mẹ sử dụng bánh mì. Qua đó có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cải thiện sức khỏe cho mẹ và đảm bảo nguồn sữa cho bé bạn nhé.