Trứng vịt là một món ăn dân dã, quen thuộc trong các bữa cơm gia đình, được rất nhiều người yêu thích vì chứa nhiều dinh dưỡng bổ ích cho sức khỏe. Tuy nhiên có rất nhiều mẹ bỉm băn khoăn rằng phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt được không? Vậy hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Sau sinh bao lâu thì được đụng nước lạnh?
- Mách bạn: Phụ nữ sau sinh ăn rau tần ô được không?
- Mẹ sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?
- Top 10 loại quả cực tốt cho phụ nữ sau sinh
Nội dung bài viết
Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt
Trước khi đi tìm hiểu phụ nữ sau sinh có ăn được trứng vịt không, chúng ta sẽ xem thử trứng vịt có những chất dinh dưỡng gì mà lại được đánh giá cao như vậy nhé. Theo ý kiến của các chuyên gia, trứng vịt là một thực phẩm rất bổ dưỡng nhờ hàm lượng lớn các thành phần dinh dưỡng. Thông thường, trong mỗi quả trứng sẽ chứa khoảng 182 kcal, 13,6 protein, 12,4 lipid, 82 mg canxi, 600mg cholesterol cùng các loại vitamin cần thiết khác.
Theo đánh giá của các bác sĩ Đông y, trứng vịt khi ăn cùng với gừng tươi và rau răm sẽ rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu, cơ thể gầy yếu, đau đầu, chóng mặt. Tuy nhiên, cũng bởi hàm lượng cholesterol trong trứng vịt khá cao, lên tới 600mg/quả, nên nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như: xơ vữa động mạch, đau tim,
Do đó, những chị em sau sinh nếu muốn ăn trứng vịt thì nên xây dựng một chế độ ăn hợp lý, khoa học.

Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt được không?
Từ những thành phần dinh dưỡng nêu trên, có thể khẳng định trứng vịt là thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe của mỗi người. Vậy sau sinh ăn được trứng vịt không? Hiện nay, chưa có một kết luận nào khẳng định rằng trứng vịt có hại cho những bà mẹ sau sinh và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Chưa kể, món ăn này rất giàu dinh dưỡng nên rất có lợi cho mẹ và bé. Vì vậy mẹ có thể bổ sung món trứng vịt vào bữa ăn để thay đổi khẩu vị nhé.
Lợi ích của trứng vịt đối với sức khỏe
Trứng được coi là một loại thực phẩm hoàn hảo vì vô cùng bổ dưỡng. Ngoài ra, trứng còn chứa nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe khác.
Lòng đỏ trứng vịt có màu vàng sậm nhờ các sắc tố tự nhiên có tên là carotenoid. Đây là nhóm hợp chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào và DNA khỏi bị tổn thương do oxy hóa – nguyên nhân gây nên nhiều bệnh mãn tính và các bệnh do lão hóa.
Các loại carotenoid chính trong lòng đỏ trứng là carotene, cryptoxanthin, zeaxanthin và lutein. Các hợp chất này giúp làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do lão hóa, đục thủy tinh thể, bệnh tim mạch và một số loại ung thư.
Lòng đỏ trứng còn rất giàu lecithin và choline. Choline là một chất dinh dưỡng giống như vitamin, có vai trò quan trọng đối với màng tế bào, cũng như là chức năng não bộ, chất dẫn truyền thần kinh và hệ thần kinh. Lecithin là một chất được cơ thể chuyển hóa thành choline.
Choline đặc biệt cần thiết đối với sức khỏe não bộ. Một nghiên cứu được thực hiện trên gần 2.200 người lớn tuổi cho thấy nồng độ choline cao trong máu giúp cải thiện chức năng não.
Choline cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ vì choline hỗ trợ sự phát triển trí não khỏe mạnh của thai nhi.
Phần lòng trắng của trứng vịt và các loại trứng khác đều rất giàu protein, ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy nhiều hợp chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và kháng nấm trong lòng trắng trứng.
Tóm tắt: Ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu, trứng vịt còn chứa nhiều hợp chất khác có tác dụng tăng cường sức khỏe. Ăn trứng vịt có lợi cho sức khỏe mắt và não bộ, đồng thời giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh do tuổi già.

Những lưu ý khi ăn trứng vịt sau sinh?
Dù biết sau sinh có ăn được trứng vịt nhưng món ăn này cũng có tính 2 mặt của nó. Ngoài việc cần tránh ăn quá nhiều, các chị em sau sinh cũng cần ăn đúng lúc, không phải lúc nào muốn thì ăn.
Để các dưỡng chất của trứng vịt được hấp thụ hết vào cơ thể, tốt nhất các mẹ nên ăn vào buổi sáng. Hạn chế ăn trứng vịt vào buổi tối vì vào những lúc này các mẹ thường ít hoạt động mà chỉ muốn tập trung chăm sóc con và nghỉ ngơi. Do đó, cơ thể sẽ không thể hấp thụ toàn dưỡng chất trong trứng vịt và dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Sau sinh có ăn được trứng vịt không ? Riêng với trường hợp những bà mẹ sau sinh có tiền sử cao huyết áp, viêm gan, tim mạch hoặc máu nhiễm mỡ… thì cần loại bỏ trứng vịt ra khỏi thực đơn ngay. Bởi nó có thể dẫn đến nguy cơ gây tắc nghẽn động mạch, đột quỵ, lên cơn đâu tim…
Nếu có những dấu hiệu sau đây tuyệt đối không nên ăn trứng vịt
- Người đang sốt
Đối với, những người bị sốt (nhất là trẻ em), ăn trứng sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng vịt, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
- Người cơ địa dị ứng
Trứng là nguyên nhân hay gặp thứ hai gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ, khoảng 1,5% các bé dị ứng với trứng vịt. Tuy nhiên đến khoảng 80% trẻ thoát khỏi dị ứng trứng khi lên 6 tuổi.
Phần lớn các protein gây dị ứng nằm trong lòng trắng, trong khi protein lòng đỏ ít gây dị ứng hơn. Do sự tương đồng giữa protein trứng vịt và các loại trứng khác, người dị ứng trứng vịt thường dị ứng với trứng vịt, trứng ngan… Vì vậy, nếu dị ứng cơ địa với trứng, bạn nên tránh món này để không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
- Người mắc bệnh gan, thận
Thành phần cholesterol và các axit béo có trong lòng đỏ trứng vịt sẽ càng làm tăng gánh nặng cho gan, gây cản trở quá trình điều trị và phục hồi gan.
Đối với người bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.
Cách chế biến trứng vịt
Trứng vịt cũng có thể chế biến thành nhiều món giống như trứng gà, chẳng hạn như luộc, hấp, ốp la, trứng tráng, trứng bác, nấu canh,… Nhưng nếu cần làm bánh ngọt hay món tráng miệng vì tốt nhất nên chọn trứng gà vì trứng vịt có thể sẽ khiến thành phẩm có mùi hơi tanh.
Cách nấu chín trứng đơn giản nhất là luộc. Chỉ cần cho trứng vào nồi, đổ nước ngập trứng và bắc lên bếp, để lửa lớn. Khi nước sôi thì hạ xuống lửa nhỏ và luộc trong 6 – 12 phút. Sau đó tắt bếp, có thể ngâm trứng thêm một vài phút hoặc vớt trứng ra luôn và ngâm vào nước lạnh để làm nguội trứng.
Do có nhiều chất béo hơn trứng gà nên trứng vịt có vị ngậy và đậm đà hơn một chút.
Với những thông tin chia sẻ của Dược Phẩm Khang Linh trong bài viết trên hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Phụ nữ sau sinh ăn trứng vịt được không? Dù đây là món ăn nhiều dinh dưỡng nhưng bạn cũng cần chú ý để không gây ra những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của mẹ và bé yêu. Hãy ăn trứng vịt đúng cách để mẹ khỏe, nhanh hồi phục mà bé cũng sáng mắt, chắc xương mẹ nhé.