Tê bì chân tay uống thuốc gì thì tốt là một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh. Tê bì chân tay là hiện tượng không hiếm gặp, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng với các nguyên nhân khác nhau. Vậy hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu xem khi bị tê bì chân tay uống thuốc gì thì hiệu quả nhé!
Xem thêm:
- 14 loại cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp hiệu quả tại nhà
- [Giải đáp] Khi bị thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?
- TOP 10 thuốc trị đau nhức xương khớp được sử dụng phổ biến
- 14 Loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả phổ biến
Nội dung bài viết
1. Hiện tượng tê bì tay chân là bệnh gì?
Tê tay chân có thể chỉ là triệu chứng đơn thuần của cơ thể khi bị mệt mỏi hoặc tay chân bị đè nén sẽ dẫn tới sự xuất hiện hiện tượng tay chân bị tê bì. Tình trạng này sẽ nhanh chóng mất dần đi khi người bệnh phát hiện ra tình trạng này và giữ tay chân ở tư thế nghỉ ngơi trong một thời gian. Hiện tượng này không hề xa lạ đối với bất kỳ ai nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được những nguyên nhân gây ra tình trạng tay chân bị tê bì.
Bị tê tay chân uống thuốc gì để có thể chữa khỏi được bệnh hay không thì còn phải phụ thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng tê bì chân tay thường gặp là:
- Do thói quen sinh hoạt hoặc làm việc sai tư thế, có vật nặng đè nén lên trên tay hoặc chân diễn ra trong một khoảng thời gian dài, căng thẳng mệt mỏi do lý do công việc hoặc vấn đề cá nhân,… Phần lớn các hoạt động này đều sẽ gây ra sự chèn ép lên các mạch máu cũng như là các dây thần kinh ở tay và chân. Do đó dẫn tới tình trạng tê bì tay chân.
- Do một số yếu tố thuộc về bệnh lý như là: Các bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp… Bên cạnh đó cũng có thể do các bệnh lý về hệ thần kinh và mạch máu như là viêm đa rễ thần kinh, xơ vữa động mạch, đa xơ cứng,.. hoặc là các hệ lụy do chấn thương: tai nạn, va chạm, té ngã…
- Ngoài ra, những người bị các tình trạng như thừa cân, đang mang thai hoặc là ít vận động cũng có nguy cơ mắc phải tình trạng tê tay chân.

2. Người bị tê bì chân tay uống thuốc gì thì tốt?
Thông thường đối với tình trạng tê bì chân tay thì bác sĩ sẽ sử dụng hai nhóm thuốc chính đó là: Thuốc điều trị triệu chứng và các thuốc điều trị nguyên nhân.
Các thuốc điều trị triệu chứng tê mỏi chân tay sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn và không được áp dụng trong thời gian dài. Nguyên nhân là vì có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ.
Các thuốc chữa bệnh lý sẽ được bác sĩ lựa chọn sao cho đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả nhất đối với từng trường hợp bệnh nhân. Tình trạng tay chân bị tê bì có thể kéo dài dai dẳng và thậm chí là có khả năng tái phát nếu như không được kiểm soát đúng cách, kịp thời. Khi người bệnh sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp đẩy lùi được những vấn đề do bệnh lý này gây ra.
Sử dụng các loại thuốc chữa những bệnh liên quan đến tình trạng tê bì chân tay có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, do dược tính của các loại thuốc khá mạnh nên khả năng cơ thể của người bệnh có thể gặp phải các phản ứng là tương đối cao. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người để đưa ra phác đồ sử dụng các loại thuốc phù hợp nhất. Một số loại thuốc được dùng để chữa tê bì chân tay phổ biến như sau:
2.1. Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol thường được sử dụng với mục đích để giảm đau cho bệnh nhân bị đau nhức xương khớp, trong đó có bao gồm tình trạng tê bì chân tay.
Liều dùng của thuốc nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Bởi vì, trường hợp lạm dụng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như là: Ngứa ngáy, tăng men gan và nổi mẩn đỏ trên da. Đặc biệt, đối với trường hợp nghiêm trọng hơn bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng bị nhiễm độc, táo bón và mất ngủ kéo dài.
2.2. Các thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)
Bên cạnh Paracetamol, các loại thuốc chống viêm không Steroid cũng là một lựa chọn được các bác sĩ sử dụng tương đối phổ biến. Nhóm thuốc này được sử dụng đối với các bệnh nhân mắc một số bệnh như là viêm khớp và thoái hóa khớp.
Thuốc còn thể hiện hiệu quả đối với việc cải thiện khả năng cảm thụ tín hiệu và làm giảm bớt tình trạng chèn ép các dây thần kinh.
Cũng tương tự như là Paracetamol, khi sử dụng những loại thuốc này, người bệnh có khả năng gặp phải một số tác dụng không mong muốn như là gây rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, tá tràng hoặc là viêm loét dạ dày…
Với các trường hợp bệnh nhân lạm dụng các loại thuốc này sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý suy thận, suy tủy hoặc là giảm nồng độ bạch cầu ở trong máu…
Nhóm thuốc này chống chỉ định đối với một số trường hợp như là phụ nữ đang mang thai, người mắc các bệnh lý về gan, thận hoặc với những người có vết thương hở.
2.3.Thuốc chống trầm cảm Milnacipran giúp giảm thiểu tê bì chân tay
Hợp chất Milnacipran hỗ trợ điều trị các tình trạng đau và tê bì chân tay, đau mỏi cơ bắp, dây chằng và mô sụn. Nhờ vào các tác động của thuốc, não bộ sẽ bắt đầu cân bằng lại các chất dẫn truyền thần kinh. Liều dùng bệnh nhân phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra đối với người bệnh khi sử dụng loại thuốc này như là: Cảm giác buồn nôn, khô miệng, chóng mặt, huyết áp cao, nhịp tim nhanh, chán ăn, co giật và vàng da…
Loại thuốc này không phù hợp đối với các bệnh nhân mắc bệnh về gan, thận, tim, tâm thần hoặc là có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
2.4. Thuốc điều trị tê bì tay chân chứa thành phần Corticosteroid
Trong tất cả các trường hợp bị tê bì chân tay do bệnh lý gây ra, khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cho người bệnh sử dụng các thuốc có thành phần Corticosteroid giúp giảm đau nhanh. Tuy nhiên, đây là các loại thuốc kháng viêm có dược tính khá mạnh. Thuốc được bào chế ở nhiều dạng khác nhau: Tiêm, bôi, uống hoặc hít… Trong đó, thuốc tiêm trực tiếp sẽ là loại mang lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, thuốc corticoid dạng tiêm chỉ được sử dụng tối đa 3 lần/năm. Đồng thời, chỉ được tiêm thuốc khi đã có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Dù đem lại hiệu quả một cách nhanh chóng, tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số biến chứng như là: Xuất huyết tại chỗ, nhiễm trùng và gia tăng phản ứng viêm… Lúc này, bệnh nhân sẽ có cảm giác chóng mặt, tăng huyết áp, ra nhiều mồ hôi và giảm sức đề kháng…
2.5. Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin
Đây là một trong những dạng thuốc được dùng điều trị tình trạng tê bì chân tay một cách hiệu quả. Đặc biệt là đối với các bệnh nhân có mắc chứng đau thần kinh ngoại biên hoặc là thần kinh đái tháo đường và hội chứng ở chân gây ra những cơn tê mỏi bất thường…
Liều dùng của thuốc sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định. Khi sử dụng, bệnh nhân có thể gặp nguy cơ bị buồn nôn, ói, khó thở, sốt hoặc là bị động kinh… Thuốc này có chống chỉ định đối với những trường hợp có tiền sử bị bệnh thận, người đang mang thai hoặc là người chuẩn bị mang thai và bệnh nhân sắp phẫu thuật.
2.6. Các thuốc thuộc nhóm thuốc giãn cơ
Tình trạng tê bì chân tay dễ xuất hiện ở những người mắc các bệnh lý về xương khớp. Do đó cần sử dụng nhóm thuốc giãn cơ để thúc đẩy, cải thiện tình trạng liệt cứng do bệnh về mạch máu não, thoái hóa.
Người bệnh có thể dùng thuốc Mydocalm để giúp tăng hoạt tính dẫn truyền thần kinh nhằm giảm co thắt, giải phóng áp lực cho rễ thần kinh. Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng liên quan tới khớp cổ, khớp vai và hội chứng tê bì tay chân. Mydocalm còn có tác động giảm tình trạng liệt cứng do tủy, bệnh lý về mạch máu não, gây chèn ép dây thần kinh.
Một số loại thuốc giãn cơ, chống co thắt có thể sử dụng: Carisoprodol, Chlorzoxazone, Cyclobenzaprine, Metaxalone, Methocarbamol, hay Orphenadrine….
Một số loại thuốc chống co cứng hỗ trợ giảm tê bì chân tay như là: Baclofen, Dantrolene, Diazepam…
*Lưu ý: Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như là mệt mỏi, sốc phản vệ. Không sử dụng thuốc cho những người quá mẫn cảm với Eperison Hydroclorid hoặc những người có các vấn đề về gan và thận.
2.7. Nhóm vitamin B
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, có thể người bệnh cần sử dụng thêm số loại thuốc thuộc nhóm vitamin B.
Các loại vitamin B như là B1, B6, B12 là những loại vitamin có tác động mạnh mẽ tới sức khỏe của hệ thần kinh. Giúp phục hồi tổn thương của các sợi thần kinh cũng như là chức năng của các nhóm cơ.
Một điều cần lưu ý đó là: Nhóm thuốc này dễ gây ra tình trạng choáng váng cho người bệnh khi sử dụng, sau một thời gian rất dễ lệ thuộc vào thuốc.
3. Người bị tê bì tay chân cần tránh điều gì không?
Bên cạnh câu hỏi “Bị tê tay chân uống thuốc gì để mau khỏi bệnh?” thì hầu hết mọi người đều có thắc mắc chung rằng khi gặp tình trạng này “có cần kiêng gì hay không?”.
Theo các chuyên gia y tế không khuyến cáo người bệnh bị tê bì tay chân phải kiêng ăn uống gì khi chưa tìm hiểu được rõ nguyên nhân gây ra. Thế nhưng, người bệnh cũng nên thực hiện một số điều sau để giảm thiểu tình trạng tê bì chân tay hiệu quả hơn:

- Giữ cho tâm trạng thoải mái để tránh tình trạng thần kinh bị căng thẳng khiến cho bệnh tiến triển trở nên nặng hơn.
- Hạn chế ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu nhưng cũng không nên vận động quá mạnh liên tục khi đang bị tê bì tay chân.
- Có thể thực hiện thêm các phương pháp mát xa bàn tay và bàn chân một cách nhẹ nhàng.
- Nên tắm bằng nước muối Epsom để giúp cho máu được lưu thông một cách dễ dàng hơn, tăng lưu lượng máu.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất (đặc biệt là bổ sung các loại thức ăn chứa nhiều vitamin như vitamin B, C,…).
- Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa được các chuyên gia tư vấn, kê đơn. Không dùng quá liều thuốc điều trị do các bác sĩ chỉ định.
- Trong quá trình điều trị bệnh tê bì tay chân, người bệnh cần phải chú ý tới các triệu chứng của bệnh đi kèm để kịp thời điều trị nếu như có các dấu hiệu bất thường.
Vậy bài viết đã giải đáp câu hỏi bị tê bì chân tay uống thuốc gì thì hiệu quả và an toàn. Người bệnh cần chú ý việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của các bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone