Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì kiêng ăn gì? là điều mà nhiều người thắc mắc bởi vì chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì kiêng ăn gì? để có cho mình cẩm nang dinh dưỡng tốt nhất trong quá trình điều trị.
Nội dung bài viết
1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với người bị thoái hóa đốt sống cổ
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện cả về cân nặng và giúp ổn định cấu trúc cột sống. Vì vậy, thực đơn khoa học sẽ giúp người bệnh duy trì được cân nặng an toàn, tránh béo phì và tăng áp lực lên xương khớp. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng dồi dào cũng sẽ cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết giúp cho hệ xương khớp khỏe mạnh.
Đặc biệt, nhiều loại thức ăn, đồ uống có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng vôi hóa đốt sống cổ nên chế độ dinh dưỡng cần phải đảm bảo theo 2 nguyên tắc:
- Bổ sung thực phẩm lành mạnh để cải thiện sức khỏe của cột sống và xương khớp.
- Loại bỏ những thực phẩm làm xương khớp bị suy yếu, khiến triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.

2. Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi lớp sụn đệm giữa các đốt sống cổ có hiện tượng bị ăn mòn gây tình trạng đau và cứng cổ, làm giảm phạm vị cử động của vùng cổ. Chế độ ăn uống không thể giúp bạn chữa khỏi bệnh nhưng việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh và giúp giảm nhẹ các triệu chứng một cách tự nhiên.
Sau đây những thực phẩm tốt nhất cho người bị thoái hóa đốt sống cổ:
2.1. Nhóm thực phẩm giàu Canxi
Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho xương, giúp duy trì mật độ, đồng thời giúp xương chắc khỏe. Canxi có nhiều trong:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như: Sữa tươi, sữa chua, sữa hạt, pho mát,…
- Các loại rau có màu xanh đậm như: Cải xoăn, cải ngọt, các loại đậu,..
- Một số loại cá giàu canxi như cá mòi, cá hồi, cá cơm,…
2.2. Một số loại cá giàu Omega 3
Omega 3 là một chất béo không bão hòa đa thể đã được khoa học chứng minh về khả năng chống viêm nên ức chế các phản ứng viêm tại đốt sống cổ bị thoái hóa và các phần mềm xung quanh. Bên cạnh đó, cá béo còn chứa nhiều nhiều loại vitamin như vitamin D, B12 hỗ trợ phục hồi tổn thương. Bổ sung cá béo vào thực đơn 2-4 lần/tuần các loại cá như:Cá cơm, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá bơn.
2.3. Sử dụng dầu thực vật
Dầu thực vật đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đồng thời có tác dụng kháng viêm và chống lại hiện tượng sưng đau ở vùng cột sống cổ bị ảnh hưởng.
Các loại dầu thực vật tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ là dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu dừa.
2.4. Thoái hóa đốt sống cổ nên sử dụng các sản phẩm từ sữa
Các loại sữa bò, sữa dê, pho mát hay phô mai đều rất giàu canxi và vitamin D. Bởi vì đây là những chất không thể thiếu trong quá trình tái tạo nên các mô và tế bào xương, điều đó giúp cột sống cổ được chắc khỏe hơn, làm chậm lại quá trình thoái hóa và giúp cải thiện triệu chứng đau của bệnh.
2.5. Các loại rau có màu xanh đậm
Các loại rau củ có lá xanh đậm cung cấp nhiều vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn cũng như củng cố sự vững chắc của các đốt sống cổ. Ngoài ra, rau lá xanh còn có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp cải thiện hệ miễn dịch, chống lại tình trạng viêm nhiễm ở khu vực đốt sống cổ bị thoái hóa.
Vì vậy, đối với bệnh nhân đang bị thoái hóa đốt sống cổ thì không nên bỏ qua các loại rau màu xanh lá đậm trong chế độ ăn uống hàng ngày như:
- Súp lơ xanh.
- Rau bina.
- Cải xanh.
- Cải xoăn.
- Cải cầu vồng.
- Rau cải ngọt.
2.6. Ăn tỏi giúp chống viêm, bảo vệ sụn
2 thành phần quan trọng nhất trong tỏi là diallyl disulfide và allicin giúp chống lại hoạt động của các enzym gây phá hỏng lớp sụn chêm giữa các đốt sống cổ và giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, giảm viêm đau ở khu vực bị ảnh hưởng.
2.7. Sử dụng trà xanh
Polyphenol trong trà xanh là một chất chống oxy hóa có khả năng giảm viêm, làm giảm tốc độ tổn thương của sụn và các tế bào xương, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
2.8. Các loại quả mọng
Một số loại quả mọng như: Anh đào, mâm xôi, dâu tây, việt quất hay nho đen… có chứa hoạt chất anthocyanin giúp chống viêm, tiêu diệt các gốc tự do, giảm tổn thương ở đốt sống cổ bị thoái hóa.
2.9. Các loại hạt
Một số loại hạt như: Hạt chia, hạt óc chó, hạt lanh bổ sung nhiều omega 3, chất đạm, magie, canxi, các loại axit amin thiết yếu và chất chống oxy hóa giúp chống viêm, củng cố sự vững chắc cho cột sống.
2.10. Ăn nhiều trái cây
Một số trái cây có múi, chẳng hạn như cam, quýt, bưởi hay chanh đều là những thực phẩm tốt nhất cho người bị thoái hóa đốt sống cổ bởi vì chúng cung cấp nhiều vitamin C. Vitamin này sẽ tham gia vào quá trình sản xuất collagen tái tạo nên các mô tế bào nên có thể giúp phục hồi tổn thương ở hệ thống gân, cơ, dây chằng và đĩa đệm cột sống, tái tạo lại các mô xương sụn.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm khác giàu vitamin C như: Ớt chuông, cải xoăn, đu đủ, dứa, kiwi, xoài, cà chua.
2.11. Bổ sung gừng, nghệ, quế
Các loại gia vị này sẽ giúp xoa dịu cơn đau, cải thiện tốt tình trạng sưng viêm và cứng cột sống bị thoái hóa đồng thời kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể, tăng cường tưới máu đến khu vực đốt sống cổ bị thoái hóa để làm lành tổn thương bên trong.
2.12. Bị thoái hóa cột sống cổ nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C, D, K2, B12
Các nhóm vitamin này vừa hỗ trợ thuyên giảm các triệu chứng vừa giúp cải thiện độ chắc khỏe và giúp phục hồi tốt các tổn thương khi bị thoái hóa đốt sống cổ.
- Vitamin A: Gan bò, bê, gà, sữa, bơ, phomai, trứng và một số loại trái cây có màu cam và xanh đậm như cà rốt, khoai lang, rau chân vịt…
- Vitamin C: Ổi, ớt chuông, dâu, cam, cà chua…
- Vitamin D: Trứng, nấm, ngũ cốc, nước cam…
- Vitamin K2: Phô mai, sữa chua, đậu nành lên men.
- Vitamin B12: Thịt bò, nghêu, cá ngừ, cá hồi, trứng, sữa….
Ngoài bổ sung thực phẩm, bạn có thể bổ sung các vitamin bằng cách sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc để được hướng dẫn liều lượng thích hợp.
2.13. Bổ sung các khoáng chất khác
- Magie: Các loại thực phẩm giàu magie như bơ, socola đen, các loại hạt, đậu đen, đậu phụ, chuối, rau lá màu xanh… Giúp chống oxy hóa, ngăn chặn cholesterol xấu cũng như hỗ trợ giảm viêm tốt.
- Sắt: Sắt có nhiều trong thịt, cá, đậu nành, bông cải xanh, quả sung, cải xoăn, rau bina, các loại hạt… giúp tạo ra tế bào hồng cầu, giúp cơ bắp dự trữ và sử dụng oxy.
2.14. Nước hầm từ xương, sụn động vật
Việc tái tạo lại các mô sụn có ý nghĩa rất quan trọng đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ. Sử dụng nước hầm từ xương hay các loại sụn của động vật, ví dụ như sụn bê, sụn bò có thể giúp ích.
Nhóm thực phẩm này sẽ bổ sung cho cơ thể nhiều glucosamine và chondroitin giúp tham gia vào quá trình tái tạo nên các mô sụn, bổ sung thêm chất nhầy giúp cột sống vận động trơn tru hơn.
3. Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng ăn gì?
Ngoài những thực phẩm nên ăn thì bạn cũng cần tránh một số loại thực phẩm nhất định để giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng các triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bao gồm:
3.1. Những loại đồ ngọt
Khi ăn nhiều đường và các loại bánh kẹo ngọt có thể sẽ làm tăng lượng Carbohydrate gây rối loạn hệ miễn dịch đồng thời thúc đẩy phản ứng viêm phát triển ở khu vực bị thoái hóa và khiến cho hệ thống xương khớp, cột sống của bạn trở nên yếu hơn.
3.2. Kiêng đồ ăn mặn
Ăn nhiều muối khiến cho các tế bào trong cơ thể bị giữ nước và làm tăng phản ứng sưng viêm ở khu vực bị tổn thương là bệnh thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị thoái hóa cột sống cổ, bạn không nên ăn quá mặn.
3.3. Các món chiên, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn
Hạn chế ăn các đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, các món chiên chứa nhiều dầu mỡ, chứa nhiều gluten, thực phẩm giàu gốc oxy hóa.
Ngoài ra, sử dụng dầu mỡ để chiên thức ăn còn làm tăng cholesterol xấu và lượng mỡ trong máu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể cũng như khiến các tổn thương ở cột sống cổ không được tưới máu nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến tốc độ thoái hóa nhanh hơn.
Bên cạnh đó, thói quen ăn nhiều món chiên xào cũng khiến bạn dễ bị tăng cân và béo phì. Trong khi cân nặng dư thừa sẽ làm gia tăng áp lực lên cột sống và là một trong những nguyên nhân gây tình trạng thoái hóa cột sống cổ.

3.4. Hạn chế thức ăn cay nóng
Một số loại thức ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu… cũng là một tác nhân khiến tình trạng thoái hóa cột sống cổ tiến triển nặng hơn, đồng thời còn có thể làm gia tăng các cơn đau nhức tại xương khớp. Vì vậy, đây cũng là loại thực ăn mà người bệnh nên tránh và hạn chế sử dụng.
3.5. Hạn chế thịt đỏ và nội tạng các loại động vật
Có thể nhận biết thịt đỏ bằng màu sắc của thịt, trong đó bao gồm thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt bê, thịt ngựa, thịt trâu,…Không chỉ riêng đối với bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ mà bất kỳ bệnh nào liên quan đến xương khớp đều sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu sử dụng quá nhiều thịt đỏ. Bởi vì khi cơ thể dung nạp thịt đỏ, cần phải có một lượng lớn canxi để trung hòa lượng axit sản sinh ra. Khi không có đủ canxi, cơ thể sẽ phải “ăn bớt” của hệ xương khớp một phần nhất định do vậy mà quá trình thoái hóa sẽ diễn ra nhanh hơn.
3.6. Kiêng ăn bánh mì trắng
Bởi vì bánh mì trắng được làm từ bột mì tinh chế nên đã thất thoát một lượng chất dinh dưỡng đáng kể. Hơn nữa thực phẩm này còn chứa nhiều carbohydrate nên có thể gây kích hoạt phản ứng viêm ở cột sống và khiến cho cơn đau bùng phát mạnh hơn.
Do đó, để tránh tình trạng này, thay vì bánh mì trắng bạn nên ăn bánh mì nguyên cám hoặc các sản phẩm khác từ ngũ cốc nguyên hạt.
3.7. Kiêng uống bia rượu, chất kích thích
Rượu, bia hay bất cứ thức uống kích thích có chứa cồn nào đều không được khuyến khích sử dụng quá mức bởi vì chúng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là khi đang bị thoái hóa cột sống cổ. Do các thức uống này sẽ làm tăng nồng độ purine trong cơ thể cũng như tăng nguy cơ bị viêm ở đốt sống cổ bị thoái hóa.
Ngoài ra, rượu bia còn có thể sẽ gây tương tác với một số loại thuốc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ và làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra những phản ứng độc hại cho cơ thể.
4. Những lưu ý của chuyên gia dành cho người bị thoái hóa đốt sống cổ
Ngoài chế độ dinh dưỡng nên ăn gì và không nên ăn gì, bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ cũng nên chú ý những điều sau:
- Hạn chế tình trạng lao động quá sức và những tác động mạnh đến vùng cổ.
- Nếu do đặc thù công việc phải thường xuyên ngồi hoặc đứng quá lâu thì sau khoảng 1 – 2 giờ làm việc nên dành thời gian nghỉ ngơi để đi lại vận động.
- Giữ thẳng lưng và hai vai ngang bằng nhau trong khi ngồi làm việc.
- Không nên nằm sấp, để gối đầu quá cao khi ngủ.
- Kiểm soát cân nặng của bản thân, không nên để thừa cân, béo phì.
- Rèn luyện thể lực phải phù hợp để tăng khả năng lưu thông máu để giúp cơ thể dẻo dai. Các môn thể thao vận động thích hợp là: đi bộ, yoga, đạp xe đạp, bơi lội,…
- Tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Trên đây là cẩm nang thực phẩm để giải đáp cho câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì kiêng ăn gì? Bệnh nhân cần phải tìm hiểu kỹ để có chế độ dinh dưỡng khoa học hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị bệnh.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone
XEM VIDEO: BÀI TẬP TẠI NHÀ CHO NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ, THOÁI HÓA VÀ GAI CỘT SỐNG THẮT LƯNG