Thoái hóa khớp có làm tăng cân không? là điều mà rất nhiều người thắc mắc bởi vì cân nặng và xương khớp có quan hệ mật thiết với nhau. Cân nặng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về xương khớp ở người thừa cân béo phì và một số bệnh lý nguy hiểm khác. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu thoái hóa khớp có làm tăng cân không? để được giải đáp.
Xem thêm:
- [Giải đáp] Bị thoái hóa khớp gối có quan hệ được không?
- Người bị thoái hóa khớp có nên châm cứu không?
- [Giải mã] Người bị thoái hóa khớp gối có nên chạy bộ, đi bộ hay không?
- Bật mí: 5+ bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối
Nội dung bài viết
1. Thoái hóa khớp có làm tăng cân không?
Tình trạng thừa cân sẽ làm gia tăng áp lực lên khớp và làm thoái hóa khớp tiến triển nhanh hơn. Ngược lại, thoái hóa khớp cũng làm hạn chế các vận động, từ đó góp phần làm tăng cân nặng của người bệnh.
Thoái hóa khớp là tình trạng rối loạn mãn tính, làm tổn thương phần sụn và các mô xung quanh khớp. Theo một nghiên cứu cho thấy tình trạng thoái hóa khớp ở Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến với 30% người trên 35 tuổi, 60% đối với người trên 65 tuổi và 85% gặp ở người trên 85 tuổi mắc căn bệnh xương khớp này.
Trong đó, thoái hóa khớp và cân nặng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cụ thể, tình trạng thừa cân béo phì sẽ khiến bệnh lý thoái hóa khớp ngày càng phát triển nhanh chóng. Đồng thời, khi tình trạng thoái hóa khớp ngày càng nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại của người bệnh, từ đó làm người bệnh tích tụ mỡ và tăng cân.

Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, khi ở trạng thái bình thường, trọng lượng của cơ thể sẽ chia đều cho hai bên khớp gối. Tuy nhiên, khi người bệnh di chuyển, toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ chuyển sang và hoàn toàn đè ép lên phần chân trụ. Theo một số nghiên cứu, khi một người leo cầu thang, khớp gối ở phần chân trụ (chân gập lại) sẽ phải chịu áp lực gấp 2-3 lần so với trọng lượng cơ thể. Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ tứ đầu đùi ở phía trước của khớp gối phải co lại và ép chặt lên hai mặt khớp để giúp kéo cơ thể đi lên. Hơn nữa, tư thế cúi người về phía trước để giữ thăng bằng cũng khiến cho trọng tâm cơ thể rơi vào chân trụ, từ đó làm tăng áp lực lên khớp gối.
Trong trường hợp khi không có những tác động từ bên ngoài, tức là khớp gối chủ yếu bị tổn thương do trọng lượng và quá trình lão hóa. Cụ thể, khi một người thừa cân béo phì sẽ làm gia tăng áp lực lên phần khớp gối, gây chèn ép, làm nứt hoặc rách sụn khớp; cân nặng càng tăng thì áp lực càng lớn. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, làm thúc đẩy quá trình thoái hóa, đồng thời tổn thương sụn khớp ở người đã mắc bệnh sẽ diễn ra nhanh hơn. Trong khi đó, giống như các bộ phận khác trên cơ thể, theo thời gian và tuổi tác, khớp gối sẽ dần suy yếu và bề mặt sụn khớp bị hao mòn, dẫn đến hậu quả là bệnh lý thoái hóa khớp.
Ngoài ra, ở những người thừa cân béo phì thường xuất hiện tình trạng rối loạn chuyển hóa, khi đó hàm lượng cholesterol trong máu và các chất béo có hại trong cơ thể tăng cao. Tình trạng này cũng làm cho các tế bào sụn chết đi nhanh hơn và gây tổn thương xương dưới sụn. Đồng thời, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như xơ vữa mạch vành, hẹp mạch vành, tiểu đường,… Đây là những bệnh lý tim mạch và tiểu đường khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm và thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh hơn.
Để quá trình điều trị thoái hóa khớp đạt hiệu quả, bên cạnh các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần kết hợp với duy trì một cân nặng hợp lý, lành mạnh. Khi cân nặng người bệnh giảm xuống, áp lực lên khớp gối cũng giảm theo, điều này đồng nghĩa với việc lượng thuốc mà người bệnh phải uống cũng giảm đi.
Bên cạnh đó, việc giảm cân phải được thực hiện một cách khoa học, lành mạnh, giảm từ 1 – 2 kg mỗi tháng. Việc giảm cân quá nhiều trong một thời gian ngắn sẽ làm cho cơ thể người bệnh trở nên mệt mỏi, suy sụp. Kế hoạch giảm cân nên được kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập luyện thể dục thường xuyên.
Chế độ dinh dưỡng cần phải đảm bảo đủ chất, tăng cường các nhóm thực phẩm giàu axit béo omega 3, vitamin D và chất xơ. Đồng thời, hạn chế các loại thực phẩm có hại như đồ ăn chiên rán và chế biến sẵn, hạn chế rượu bia, chất kích thích…
Trước khi bắt đầu việc tập luyện bất kì một môn thể thao nào, người bệnh nên đi kiểm tra chức năng tim mạch và khớp gối, qua đó lựa chọn được những môn thể thao phù hợp, vừa sức. Trong quá trình tập luyện nên được thực hiện thường xuyên theo nguyên tắc 357, tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày và tập 5 ngày mỗi tuần.
2. Cân nặng có ảnh hưởng đến mức độ của bệnh thoái hóa khớp như thế nào?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cân nặng có ảnh hưởng lớn đến mức độ của bệnh thoái hóa khớp- một dạng viêm khớp rất phổ biến. Những người bị viêm khớp gối cho thấy những mối liên quan với thừa cân béo phì, đau cơ xơ hóa, đau đa cơ, lạm dụng thuốc tây và viêm khớp dạng thấp, trong số các bệnh khác. Trong khi, những người bị viêm khớp háng cho thấy những mối liên quan với chứng đau đa cơ, đau cơ xơ hóa, tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống, bệnh về huyết khối tắc mạch, lạm dụng rượu…
Theo các nghiên cứu mới nhất về thoái hóa khớp được trình bày tại các cuộc họp gần đây của Liên minh các Hiệp hội Thấp khớp học châu Âu (EULAR) đã chứng minh rằng mối liên hệ giữa bệnh khớp và các bệnh lý khác, cũng như với mức độ thừa cân béo phì và chỉ số khối cơ thể (BMI). Cụ thể như sau, những người bị thoái hóa khớp sẽ có nguy cơ mắc các loại bệnh đi kèm nhiều hơn. Những người bị thoái hóa khớp cũng sẽ có nguy cơ cao bị chẩn đoán rằng mắc nhiều bệnh lý đi kèm, chủ yếu là các bệnh lý về cơ xương khớp và các đau đớn khác, nhưng cũng có thể là các bệnh lý ở các hệ cơ quan hoàn toàn khác nhau như tim mạch, thận,…
Các nghiên cứu gần đây về giảm chỉ số BMI cho thấy sự chậm lại về tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp và tiến triển bệnh ở đầu gối, cũng như nguy cơ thay thế đầu gối.
Nhóm nghiên cứu của TS. Sultana Monira Hussain, các nghiên cứu viên cao cấp về Bệnh mạn tính và Lão hóa tại Đại học Monash ở Úc đã phát hiện ra rằng trong khi những cơ chế cơ bản liên quan đến mối quan hệ này rất phức tạp và chưa hoàn toàn hiểu được, sự gia tăng liên tục của các cơ sinh học và tình trạng viêm, rối loạn chuyển hóa có liên quan đến mô mỡ thừa có thể sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong tỷ lệ mắc bệnh và tiến triển của bệnh xương khớp.
Theo nghiên cứu khác đã được công bố vào tháng 6 năm 2022 trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì, cũng đã chỉ ra rằng sự giảm xuống của chỉ số BMI có liên quan đến việc thu hẹp không gian chung trên vùng trung thất ít hơn nhưng không bên phần đầu gối. Mặt giữa của khớp gối (phía nơi hai chân gặp nhau) là nơi chịu trọng lượng của khớp gối, và đây có thể là lý do khiến nó bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của trọng lượng cơ thể, trong khi phía bên của khớp gối (nơi nằm trên bên ngoài của khớp gối và ít chịu trọng lượng hơn bên giữa) thì gần như không bị ảnh hưởng.
Việc giảm cân đã được chứng minh là có hiệu quả tốt trong việc giảm đau và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh thoái hóa khớp gối. Những người thừa cân béo phì và có thể cả những người có cân nặng bình thường, có thể đều được hưởng lợi từ việc giảm chỉ số BMI để giúp ngăn ngừa, trì hoãn hoặc làm chậm quá trình tiến triển hay các khiếm khuyết cấu trúc trong thoái hóa khớp gối.
Bên cạnh đó, nhiều bằng chứng cho thấy rằng việc giảm cân lành mạnh thông qua việc thực hiện một lối sống và ăn uống lành mạnh là điều quan trọng đối với bệnh lý như thoái hóa khớp. Bởi vì, càng ít chịu trọng lượng trên đầu gối thì càng ít có nguy cơ bị phá hủy cấu trúc.
3. Chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh xương khớp và người thừa cân béo phì
Việc thay đổi chế độ ăn uống dinh dưỡng có thể giúp làm giảm các triệu chứng viêm, thoái hóa xương khớp, bao gồm đau, cứng và sưng. Vì vậy, việc thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý và bổ dưỡng có thể giúp ngăn ngừa các tổn thương thêm cho xương khớp và giữ cho cân nặng hợp lý để đảm bảo sức khỏe toàn diện.
Chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp như:
- Giúp giảm viêm và ngăn ngừa các tổn thương
Một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cung cấp cho cơ thể những công cụ hữu ích để ngăn ngừa những tổn thương thêm cho khớp xương, điều này rất cần thiết cho người bệnh thoái hóa khớp.
Một số loại thực phẩm đã được biết đến với tác dụng giảm viêm trong cơ thể và việc tuân thủ chế độ ăn uống chống viêm có thể sẽ cải thiện các triệu chứng. Chế độ ăn đủ chất chống oxy hóa, bao gồm các vitamin nhóm A, C và E có thể giúp ngăn ngừa các tổn thương thêm ở xương khớp.

- Giảm cholesterol
Những người mắc thoái hóa khớp thường có hàm lượng cholesterol trong máu cao, do đó khi giảm cholesterol có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh này. Trong đó, khi thực hiện đúng chế độ ăn uống, người bệnh có thể nhanh chóng cải thiện được mức cholesterol của họ.
- Duy trì một cân nặng hợp lý
Thừa cân có thể gây tăng áp lực lên các khớp xương và việc tích trữ mỡ thừa trong cơ thể cũng có thể gây viêm nặng hơn. Do đó, duy trì cân nặng hợp lý có thể sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa xương khớp.
Ngoài ra, giữ cân nặng hợp lý có thể sẽ gây khó khăn đối với một số người, đặc biệt là những người bệnh bị bệnh về xương khớp làm giảm khả năng vận động của họ. Chính vì thế, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ có thể đưa ra lời khuyên và chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.
4. Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp
Để phòng ngừa khớp xương bị thoái hóa, mỗi người cần tạo cho mình một thói quen sống khoa học và lành mạnh:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng để giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ xương khớp. Những môn thể thao phù hợp cho người bị thoái hóa khớp đó là: yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe…
- Lối sống sinh hoạt, vận động đúng tư thế, tránh gây ra tổn thương cho hệ xương khớp.
- Nên hạn chế mang vác nặng hoặc làm công việc quá sức.
- Thường xuyên thay đổi tư thế trong quá trình sinh hoạt, vận động, tránh nằm, ngồi hoặc đứng lâu quá một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây co cứng khớp.
- Kiểm soát cân nặng phù hợp để giúp làm giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên hệ thống thần kinh, dây chằng và xương khớp.
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh đảm bảo dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung những thực phẩm tốt cho xương khớp như các nhóm thực phẩm giàu canxi, glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin B, vitamin D…
- Phòng tránh xảy ra chấn thương bằng cách chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, khởi động kỹ lưỡng trước khi tham gia bất cứ hoạt động thể lực nào, đi giày vừa vặn với chân, tập luyện trong môi trường có đủ điều kiện. Nếu như không may bị chấn thương, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
- Hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh stress và căng thẳng.
- Không nên làm một việc gì đó quá với sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
- Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi và sớm phát hiện các bất thường.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi thoái hóa khớp có làm tăng cân không? để giúp người bệnh hiểu rõ mối liên hệ giữa bệnh xương khớp và cân nặng. Từ đó, có chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để phòng ngừa các bệnh lý xương khớp và tình trạng thừa cân béo phì.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone