Thoái hóa khớp có nên mổ không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm bởi đây là bệnh lý phổ biến và gây ảnh hưởng nhiều cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh thường đắn đo trong việc áp dụng phương pháp nào trong quá trình điều trị bệnh. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu để giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp có nên mổ không?
Xem thêm:
- Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng
- Giải đáp: Khi nào thực hiện phẫu thuật thoái hóa khớp gối
- Phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ có khỏi được không?
- Bật mí: Người bị thoái hóa khớp nên uống thuốc gì?
Nội dung bài viết
1. Khớp gối bị thoái hóa khi nào?
Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động sống, sinh hoạt của con người, gánh chịu toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất nên có nguy cơ bị thoái hóa rất cao. Thoái hóa khớp gối là tình trạng hủy hoại, bào mòn sụn và xương dưới sụn của khớp gối, gây ra những biến đổi ở bề mặt khớp, làm tăng sự lắng đọng canxi và hình thành các gai xương, dẫn đến những biến dạng khớp và làm hư khớp.
Kèm theo đó là những phản ứng sưng tấy, viêm khớp gối, làm giảm dịch khớp dẫn đến sụn khớp bị hao mòn gây ra tình trạng cọ xát giữa phần xương đùi và xương chày… khiến cho bệnh nhân phải chịu những cơn đau buốt khó chịu khi vận động, gây hạn chế vận động, biến dạng khớp gối và làm mất khả năng đi đứng bình thường.

2. Những triệu chứng của thoái hóa khớp gối cần phải chú ý
- Xuất hiện những cơn đau nhức khớp gối với mức độ cơn đau tăng dần, đau về ban đêm nhiều hơn so với ban ngày.
- Mỗi khi co duỗi chân có thể nghe thấy những tiếng kêu lạo xạo, lục khục ở khớp gối.
- Xuất hiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
- Các cử động của khớp gối bị hạn chế, khiến việc di chuyển phải mất nửa tiếng hoặc có thể hơn mới cảm thấy dễ dàng và dễ chịu hơn.
- Gặp khó khăn khi vận động khớp gối khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn, đau nhức. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy khó nhấc chân, đi tệp tễnh hay đứng lên ngồi xuống cũng gặp khó khăn kèm theo đau nhức.
- Đau khi đứng lên ngồi xuống và đau khi leo cầu thang.
- Khớp gối bị sưng tấy lên do bị tràn dịch khớp.
- Khớp gối bị biến dạng hay bị teo ổ khớp.
3. Đối tượng dễ bị thoái hóa khớp gối
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối nhưng nguyên nhân chủ yếu là do tuổi tác. Ngày nay, do cuộc sống công nghiệp nên việc thoái hóa khớp gối cũng có thể gặp ở đối tượng là người trẻ tuổi. Nguyên nhân từ bệnh viêm khớp hay chấn thương do người bệnh chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông, bị rối loạn chuyển hóa, nội tiết, thừa cân béo phì, vận động quá gắng sức, chế độ ăn uống dinh dưỡng thiếu khoa học…
Đối với trường hợp thoái hóa khớp gối do tuổi tác thì thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 55 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tình trạng thoái hóa khớp gối sẽ gây đau nhức kéo dài, làm biến dạng khớp gối, đồng thời gây suy giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, nếu như không được điều trị dứt điểm thì có thể dẫn đến biến chứng như teo cơ, tràn dịch khớp gối tái diễn, mất khả năng vận động hoặc tàn phế.
4. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối thường dùng
Thoái hóa khớp gối có thể ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như đi bộ, leo cầu thang, thậm chí là ngồi hoặc nằm. Phương pháp phẫu thuật có thể giúp làm giảm bớt, nhưng các bác sĩ hầu như sẽ khuyên bạn nên áp dụng các phương pháp điều trị khác trước khi phẫu thuật, bao gồm:
- Sử dụng thuốc dùng bằng đường uống: Những thuốc không kê đơn bao gồm acetaminophen (Tylenol) cũng như các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve). Các thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng giúp chống lại chứng viêm sưng, tuy nhiên các thuốc kháng viêm không steroid với liều lượng mạnh hơn thì phải được bán theo toa.
- Các loại kem hoặc thuốc mỡ thoa lên da: Những loại thuốc này có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc.
- Thuốc tiêm khớp gối: Tiêm corticosteroid hay còn được gọi là tiêm cortisone sẽ giúp chống lại chứng viêm và có thể làm giảm đau nhanh chóng, tình trạng này có thể kéo dài đến vài tháng. Ngoài ra, tiêm axit hyaluronic còn giúp tăng cường chất lỏng khớp tự nhiên giúp cho đầu gối vận động trơn tru hơn. Chúng có thể mất đến vài tháng mới có thể phát huy hết tác dụng nhưng thời gian tác dụng có thể kéo dài đến 6 tháng hoặc hơn.
- Thường xuyên tập thể dục và vật lý trị liệu: Tập thể dục giúp tăng cường các cơ hỗ trợ đầu gối cho người bệnh. Vật lý trị liệu cũng là một trong những phương pháp có lợi cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể lên kế hoạch cho chương trình tập luyện của bạn và xem bạn có cần nẹp, hay gậy hỗ trợ không. Nếu như bạn cần giảm cân, có thể kết hợp chế độ ăn kiêng và tập thể dục để có thể giúp giảm cân và giảm bớt áp lực lên phần đầu gối.
- Giảm cân: Khi cân nặng của bạn tăng lên sẽ tạo thêm áp lực cho phần đầu gối của người bệnh. Nếu như phải phẫu thuật thay thế đầu gối thì cơ hội thành công trong cuộc phẫu thuật sẽ cao hơn nhiều lần nếu bạn có cân nặng phù hợp.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Một số người sử dụng glucosamine và chondroitin để điều trị viêm khớp. Theo các nghiên cứu về cách hoạt động của các chất này có kết quả khác nhau. Một chất khác được bổ sung là SAMe, đã được chứng minh rằng hoạt động tốt như các thuốc giảm đau không kê đơn và ít có tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, để cảm nhận tác dụng trên cơ thể sẽ thấy lâu hơn. Trước khi bổ sung bất kỳ một chất nào, ngay cả khi chúng có nguồn gốc tự nhiên, bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có thể kiểm tra được bất kỳ tác dụng phụ nào.
Những lựa chọn phương pháp điều trị này có thể giúp bạn làm giảm các cơn đau đủ để bạn đi lại thoải mái, dễ dàng. Nếu không, các biện pháp này trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian hoặc có thể bạn không chịu đựng được nên các bác sĩ có thể đề nghị xem xét tiến hành phẫu thuật. Hai loại phẫu thuật khớp gối thường được đề nghị áp dụng nhất đối với người bị thoái hóa khớp gối là phẫu thuật nội soi khớp gối và phẫu thuật thay khớp gối.
5. Thoái hóa khớp gối có nên mổ không?
Giải đáp cho thắc mắc này, các chuyên gia xương khớp cho rằng, phương pháp phẫu thuật hay mổ khớp gối là giải pháp điều trị cuối cùng. Đây là phương pháp có hiệu quả nhất cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối ở độ 3, 4, đặc biệt là sau khi áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không đáp ứng được với tình trạng bệnh.
Nếu như các biện pháp can thiệp nội khoa như tập luyện, sử dụng thuốc,.. không cải thiện, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối thể nặng (độ 3, 4) đã kéo dài lâu năm sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày… các bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc có nên phẫu thuật hay mổ không.
Nhiều bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có tình trạng mệt mỏi, đau nhức mất ngủ nhiều đêm…, và khi sử dụng thuốc điều trị nội khoa dài ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng như viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, làm tăng huyết áp, tổn thương gan, thận…
Tiến hành mổ khớp gối được chỉ định áp dụng khi:
- Đau khớp gối ở mức độ vừa hoặc nặng hay nghiêm trọng khiến cho bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, kể cả ngày hay đêm và cả thời gian nghỉ ngơi.
- Bị viêm và sưng đau khớp gối kéo dài, đồng thời tình trạng này không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc.
- Cẳng chân bị lệch do tình trạng thoái hóa khớp gối.
- Có hiện tượng cứng khớp.
- Tình trạng sưng đau khớp gối không hề thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc NSAIDs.
Do đó, biện pháp phẫu thuật hay mổ khớp gối là giải pháp tối ưu. Nếu như tình trạng thoái hóa khớp gối được giải quyết thì sẽ giúp bệnh nhân trở lại với cuộc sống sinh hoạt và lao động thường ngày.
Với những người bệnh bị thoái khớp gối độ 1,2 hoặc bệnh nhân gặp các chấn thương ở khớp gối có thể được chỉ định tiến hành phẫu thuật nội soi. Đây là một kỹ thuật ít xâm lấn và được thay thế cho phẫu thuật mở trong chấn thương chỉnh hình, giúp làm giảm thiểu các tai biến phẫu thuật trong quá trình điều trị.
Tuổi thọ trung bình của các khớp gối nhân tạo hiện nay dao động trong khoảng 30-40 năm. Vì thế, sau khi phẫu thuật, để tăng tuổi thọ của khớp nhân tạo, bệnh nhân nên hạn chế các vận động nặng nhọc, tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện phục hồi chức năng thường xuyên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, kiểm tra khớp gối định kỳ để giúp duy trì độ bền, phát hiện và xử lý những hao mòn xảy ra của khớp gối, đảm bảo chất lượng cuộc sống và các sinh hoạt hàng ngày.
6. Những phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
6.1. Mổ nội soi làm sạch khớp gối

Phương pháp này được áp dụng tiến hành cho những người bệnh bị thoái hóa khớp gối khi:
- Có các triệu chứng lâm sàng như đau khớp gối và hạn chế vận động gối.
- Đã áp dụng điều trị nội khoa nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm.
Không nên thực hiện kỹ thuật này nếu như:
- Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn 4 (khi khớp đã biến dạng, có tình trạng hẹp khe khớp hoàn toàn).
- Bệnh nhân bị thoái hóa gối ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3 ở trên nền bệnh viêm đa khớp dạng thấp, có các bệnh lý không cho phép phẫu thuật.
6.2. Phẫu thuật ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại
Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp này được áp dụng cho những người bệnh có các tổn thương sụn với diện tích nhỏ và vừa, đơn ổ hay bị thoái hóa khớp gối thứ phát sau chấn thương.
Ưu điểm: Tạo ra được một lớp sụn mới với bản chất là sụn trong để thay thế cho vùng khuyết sụn. Phần sụn mới sẽ giúp bám dính tốt hơn về lâu dài do có sự liền xương – xương.
Nhược điểm: Phương pháp này tạo ra tổn thương mới tại vị trí lấy sụn đối với kỹ thuật ghép tự thân. Nếu như ghép đồng loại thì lại có liên quan đến vấn đề xử lý các mảnh ghép và thải mảnh ghép. Ngoài ra, trong thời gian xương chưa liền thì mảnh ghép rất dễ rơi vào khớp khiến tạo ra các dị vật khớp và gây kẹt khớp.
6.3. Mổ khớp gối để đục xương sửa trục
Đục xương sửa trục là phương pháp điều trị thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối sớm, thoái hóa khớp một khoang và thường gặp ở bệnh nhân có tình trạng dạng chân chữ O, chữ X và chữ K. Tuy nhiên, phương pháp này dễ khiến cho người bệnh gặp phải tai biến liệt thần kinh và gây khó khăn cho phẫu thuật thay khớp sau này.
6.4. Phẫu thuật thay khớp gối
Phẫu thuật thay khớp gối được chỉ định trong trường hợp bệnh thoái hóa khớp gối đang ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4, hoặc khi không còn đáp ứng được với những phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, phẫu thuật này là một phẫu thuật lớn nên đi kèm theo những rủi ro và chi phí phẫu thuật cao, và không phải bệnh nhân nào khi có chỉ định thay khớp đều có thể đáp ứng được.
6.5. Phương pháp mổ ghép tế bào sụn tự thân
Phương pháp này được áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi và có những tổn thương sụn mới do chấn thương gây ra. Tổn thương khớp gối ở một vị trí đơn độc, khi diện tích vùng khuyết sụn nhỏ và vừa.
Ưu điểm: Phương pháp này giúp phục hồi được lớp sụn khớp mới có bản chất là sụn trong. Lớp sụn mới này có tính đàn hồi, tính bền vững cao và giống với sụn bình thường.
Nhược điểm: Bệnh nhân cần phải trải qua hai lần phẫu thuật. Đặc biệt là khi ghép tế bào sụn khớp phải mở khớp gối. Phương pháp này có giá thành cao, mảnh ghép rất dễ bị bong khỏi vị trí ghép ngay sau khi tiến hành phẫu thuật.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc thoái hóa khớp có nên mổ không? để giúp người bệnh có thể cân nhắc đến các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh và rút ngắn thời gian điều trị cũng như phục hồi khớp gối.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone