Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi xe đạp không? là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc bởi hoạt động thể thao là khá khó khăn với người bệnh. Vì vậy mà họ e ngại cũng như né tránh việc rèn luyện thể dục. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu bị thoái hóa khớp gối có nên đi xe đạp không để giải đáp thắc mắc này.
Xem thêm:
- Người bị đau khớp gối có nên xoa bóp không?
- Giải đáp: Đau khớp gối uống canxi được không?
- Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là cảnh báo của bệnh gì?
- Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Bác sĩ giải đáp
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối khi dần bị hao mòn và sụn khớp bị mất dần, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp, hỏng khớp cho nên người bệnh bị đau nhức và đi lại rất khó khăn, hạn chế khả năng và phạm vi vận động. Bệnh thoái hóa khớp gối thường hay gặp ở những người cao tuổi và phụ nữ sau quá trình mang thai, sinh đẻ và suy giảm nội tiết tố.
Chúng ta cần phải biết rằng, khớp gối có sự liên hệ chặt chẽ với các loại khớp khác nên khi khớp gối xảy ra vấn đề như bị thoái hóa thì những khớp khác liên quan cũng bị ảnh hưởng theo. Nếu như bệnh không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng rất nguy hiểm. Đây là tình trạng đau nhức thường xuyên xảy ra, đi lại vận động rất khó khăn, đầu gối dễ bị biến dạng, thoái hóa trở nặng dẫn đến liệt hay teo c
2. Bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe đạp không

Thoái hóa khớp gối là tình trạng bệnh xảy ra khá phổ biến ở những đối tượng từ người trẻ đến người cao tuổi. Thông thường, các vấn đề này đến từ việc người bệnh hoạt động quá sức, thừa cân béo phì, gặp các chấn thương hoặc do bị lão hóa gây ra. Bệnh thoái hóa khớp khối gây nên những cơn đau nhức xương khớp, sưng tấy hoặc bị viêm nhiễm khiến cho người bệnh có xu hướng né tránh hay hạn chế các hoạt động thể thao như đạp xe, chạy bộ,…
Tuy nhiên, theo những chuyên gia về cơ xương khớp cho biết, việc đạp xe một cách khoa học sẽ có hiệu quả giúp kích thích các hoạt động bôi trơn ở các khớp do đó hỗ trợ cho việc điều trị cũng như phục hồi các tổn thương. Kèm theo đó, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối cũng nhận đc một số lợi ích khi đạp xe như:
- Thúc đẩy nhanh chóng quá trình lưu thông máu. Bởi vì trong quá trình này sẽ giúp bạn chuyển hóa được các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để giúp khớp xương nhận đầy đủ mọi chất dinh dưỡng cần thiết.
- Khi đạp xe kết hợp cùng với ngắm nhìn quang cảnh sẽ mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn cho bệnh nhân. Khi đã giảm được hiện tượng căng thẳng thần kinh là một phần giúp bạn nhanh chóng được xoa dịu bệnh.
- Đạp xe đạp sẽ giúp ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì.
- Giúp hạn chế và giảm áp lực ở hệ thống cơ xương khớp và giúp tăng cường sức mạnh vượt trội của cơ thể.
- Nâng cao sự đàn hồi, tính linh hoạt, độ dẻo dai cho xương khớp.
- Giúp hỗ trợ và điều trị các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối.
- Cải thiện sức khỏe tốt cho tất cả mọi người, hạn chế bệnh huyết áp cho những người lớn tuổi, tình trạng thiếu máu não cho người trung niên, hay các bệnh lý nguy hiểm khác.
3. Thoái hóa khớp gối nên đạp xe đạp và luyện tập đúng cách
Người bệnh bị thoái hóa khớp gối thường không thể thực hiện những vận động mạnh như người bình thường. Vì vậy, họ cần phải đảm bảo thực hiện các động tác, bài tập theo đúng quy trình hướng dẫn cùng với nhịp độ phù hợp. Dưới đây là một số cách thức giúp đạp xe đạt hiệu quả giảm đau tốt cho người bị thoái hóa khớp gối.
3.1. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ
Theo lí thuyết, những người mắc bệnh về xương khớp và bị bệnh thoái hóa khớp gối thì vẫn có thể đạp xe đạp được. Nhưng vẫn còn có những trường hợp không nên đạp xe nếu bệnh quá nặng. Lúc đó, bạn cần phải tham khảo các lời khuyên đến từ chuyên gia hoặc bác sĩ về lĩnh vực xương khớp.
Điển hình là sẽ có các loại bệnh mà chúng ta cần đặc biệt chú ý khi muốn đạp xe đạp như: các bệnh lý như tim mạch, người bị tụt huyết áp, thiếu máu lên não hay một số bệnh lý nguy hiểm khác… thì cần phải hỏi ý kiến bác sĩ để có sự hướng dẫn cũng như để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong khi luyện tập.
3.2. Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đạp xe
Hệ thống cơ xương khớp của người bệnh không thể khỏe mạnh như người bình thường. Do đó, cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết trước khi đi đạp xe là điều thiết yếu giúp đảm bảo cho cả quá trình tập luyện được an toàn. Một số vấn đề mà người bệnh cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đạp xe như sau:
- Lựa chọn cho mình chiếc xe đạp phù hợp với thể chất của cơ thể, không nên chọn các xe quá cao hay quá thấp.
- Khi tập luyện, nên trang bị giày thể thao 24/24, mang giày thể thao có kích thước phù hợp, không nên chọn giày quá chật hoặc quá rộng, giày nên được làm bằng chất nhựa dẻo, có độ đàn hồi và lực ma sát tốt.
- Luôn giữ cho bản thân có tâm trạng và tình thần thư giãn khi luyện tập.
- Đạp xe đạp đúng tư thế, giữ cho lưng thẳng và thả lỏng cơ vai, để đem lại lực phân bố được đều.
- Nên chọn lựa những bộ đồ rộng rãi, thoáng mát, đồng thời ưu tiên bộ đồ được làm bằng các chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi. Hạn chế chọn những loại chất liệu thô cứng, bó sát cơ thể sẽ khiến máu khó lưu thông và đem lại cảm giác khó chịu cho người bệnh.
- Mang theo những dụng cụ hỗ trợ đạp xe như thiết bị bảo hộ, bình uống nước hoặc các dụng cụ giúp phòng ngừa cơn đau đột ngột xảy ra nên người bệnh hãy mang theo các thuốc của bác sĩ kê toa.
- Nên đạp xe ở những địa hình đạp xe, có bóng mát vào ban ngày và có đèn điện vào ban đêm.
3.3. Cần tuân thủ theo đúng phương pháp rèn luyện
Ngoài ra, người bệnh cũng cần tuân thủ theo một số vấn đề như cách thức, thời lượng và tần suất đạp xe đạp. Dưới đây là cách đạp xe cho những người bị đau khớp gối được các chuyên gia xương khớp khuyên dùng:
- Khi bắt đầu tập đạp xe đạp, người bệnh nên đạp một cách nhẹ nhàng, chậm rãi trong khoảng từ 5 – 7 phút để giúp các khớp được dần làm quen với bài tập.
- Sau khoảng thời gian đó thì người bệnh có thể tăng dần cường độ, mức độ tập luyện nhưng không nên thực hiện với cường độ quá mạnh để tránh khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.
- Vào những ngày đầu tiên, người bệnh nên đạp xe trong khoảng 10 – 15 phút/lần và với tần suất trung bình 5 lần/tuần. Đến những tuần tiếp theo của quá trình, thời lượng đạp xe đạp có thể tăng dần lên nhưng không nên vượt quá 30 phút/lần.
3.4. Đạp xe với cường độ vừa phải hợp lý
Chỉ nên đạp xe ở mức cường độ cần thiết, không nên quá lạm dụng việc đạp xe vì như vậy sẽ khiến cho các bệnh lý xương khớp ngày càng nặng hơn.

Nếu nhận thấy trong quá trình đạp xe mà các khớp bị sưng tấy và có dấu hiệu đỏ nóng lên bạn cần phải ngừng ngay quá trình tập luyện.
4. Những trường hợp mắc bệnh xương khớp không nên đạp xe
Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp ngoại lệ về người bệnh xương khớp cần phải lưu ý với trường hợp sau thì không nên đi xe đạp:
- Người mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn: Nếu như mắc phải trường hợp này, người bệnh cần thực hiện quá trình điều trị xương khớp theo đúng sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khóa đến khi hết bệnh hoàn toàn thì mới được tiếp tục đi xe đạp.
- Người bị sưng tấy nặng do bệnh gout: Khi mắc bệnh gout thì người bệnh nên dùng nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi. Sau khi cơ thể hồi phục thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ về vấn đề có nên đi xe đạp để giúp cải thiện và rèn luyện sức khỏe hay không.
5. Những lưu ý khi đạp xe của người bị thoái hóa khớp gối
Người bị thoái hóa khớp gối khi đạp xe đạp đúng cách sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe tổng thể và cả xương khớp. Để tránh tình trạng tập sai gây ra những tác hại nghiêm trọng và nhiều biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần phải chú ý những vấn đề sau:
- Trước khi tập luyện, bạn nên đến khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết rõ tình hình sức khỏe của mình có phù hợp để đạp xe hay không, đồng thời nên và không nên làm những việc gì.
- Thời điểm tốt nhất để đạp xe cho người bệnh là vào buổi sáng sau khi vừa thức dậy hoặc sau khi ăn các bữa ăn từ 2 – 3 giờ.
- Trong quá trình tập luyện, nếu như bạn cảm thấy ổ khớp, đầu gối xuất hiện các triệu chứng bất thường như sưng to, cảm giác đau nhức nhiều hơn thì cần dừng vận động và đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và có các biện pháp khắc phục kịp thời.
- Nếu mắc các bệnh lý khác kèm theo như tim mạch, hen suyễn, người bệnh nên đạp xe cùng với người thân để phòng trừ trường hợp nguy hiểm xảy ra.
- Bên cạnh đó, bạn cần phải chú ý đến các bài tập vận động xương khớp nhẹ nhàng khác như đi bộ, yoga,… đồng thời kết hợp cùng với chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học, bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp, tránh xa những thức ăn không lành mạnh, đồ uống có chứa cồn, các chất kích thích.
- Thường xuyên thăm khám bác sĩ để giúp nắm rõ tình hình sức khỏe của bản thân cũng như có biện pháp điều trị phù hợp nhất cho từng giai đoạn của bệnh.
XEM VIDEO: Bài tập tại nhà cho người Thoái hóa khớp gối
Trên đây là bài viết giúp giải đáp cho thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên đi xe đạp không? để giúp người bệnh có những bài tập hỗ trợ cho xương khớp phù hợp cũng như có phương pháp điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone