Với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có quan hệ được không là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Thoái hóa khớp gối là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động hàng ngày của bệnh nhân. Vậy hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về câu hỏi người bị thoái hóa khớp gối có quan hệ được không nhé!
Xem thêm:
- Bật mí: Đau khớp háng sau khi quan hệ là do đâu?
- Giải đáp: Đau đầu gối sau khi quan hệ tình dục do đâu?
- Bật mí: 5+ bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối
- Phương pháp chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Các ảnh hưởng của bệnh thoái hóa khớp gối đến việc quan hệ tình dục
Bệnh thoái hóa khớp gối cũng như các bệnh xương khớp khác có thể gây ảnh hưởng tới quá trình quan hệ tình dục. Có thể kể tới một số tác động như là:
1.1. Bệnh thoái hóa khớp gối gây khó khăn cho các hoạt động tình dục
Khi bị bệnh thoái hóa khớp gối thường gây trở ngại cho hoạt động tình dục vì mỗi lần quan hệ người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, uể oải. Khi thực hiện quá trình quan hệ tình dục sẽ tiêu hao nhiều năng lượng. Đồng thời nhiều khối cơ hoạt động, tiêu thụ một lượng lớn calo nên cơ thể rất dễ bị đau mỏi. Đau lưng, mỏi gối chính là những biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh thoái khớp khi quan hệ.
Bình thường, sau khi thực hiện quan hệ tình dục, vùng thắt lưng sẽ chịu rất nhiều áp lực nên dễ xảy ra hiện tượng đau mỏi.
Nếu như nam giới có bệnh lý về đau cột sống, đau thần kinh tọa thì sẽ càng dễ bị đau thắt lưng sau khi quan hệ. Để mỗi lần quan hệ thành công cần phải huy động tối đa năng lực của cột sống, đầu gối, hệ gân, cơ, dây chằng vùng bụng và thắt lưng. Khi cột sống và đầu gối không còn khỏe mạnh, tất cả hệ thống cơ xương khớp trên sẽ bị ảnh hưởng, nam giới không thể huy động tối đa các cơ quan trên vào cuộc yêu không được thoải mái, ảnh hưởng đến cảm xúc khi quan hệ tình dục.
Trong trường hợp cột sống bị trục trặc cả về hệ thống xương và hệ thống dây thần kinh trong ống cột sống, tình trạng rối loạn cương dương sẽ càng trở nên thường xuyên hơn. Tình trạng này càng dễ xảy ra ở nam giới lứa tuổi trung niên trở lên khi cột sống thắt lưng đã và đang trên quá trình thoái hóa.

1.2. Bệnh thoái hóa khớp gối làm giảm ham muốn tình dục
Bệnh lý này gây ra cảm giác đau và hạn chế các cử động gây trở ngại cho hoạt động tình dục. Từ đó dẫn đến hậu quả là người bệnh cảm thấy chán nản, mệt mỏi. Tình trạng đau đớn kéo dài và lặp lại nhiều sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy sợ việc quan hệ tình dục. Lâu dần sẽ gây ra cho người bệnh tâm trạng giảm ham muốn trong chuyện chăn gối.
1.3. Sức khỏe người bệnh bị suy giảm
Đau đầu gối sau khi quan hệ nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Cảm giác đau, khó chịu làm cho người bệnh trở nên mệt mỏi, căng thẳng, tâm lý bị stress, sức khỏe sẽ bị suy giảm dần. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, rất có thể sẽ có nguy cơ xảy ra các biến chứng, đe dọa đến sức khỏe của người bệnh.
1.4. Ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng của cuộc sống một cách đáng kể
Tinh thần của người bệnh thoái hóa khớp gối có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực hơn khi phải trải qua những cơn đau đầu gối trong quan hệ tình dục thường xuyên hơn. Sự thiếu thỏa mãn trong việc quan hệ vợ chồng và cảm giác đau đớn ở đầu gối có thể khiến cho người bệnh trở nên mệt mỏi, chán nản, tinh thần và trí tuệ sa sút.
Trong trường hợp khác khi những cơn đau đầu gối tiến triển nặng nề hơn, có thể khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, thậm chí hạn chế khả năng đi lại và vận động.
2. Quan hệ tình dục có ảnh hưởng đến bệnh thoái hoá khớp gối hay không?
Trong quá trình quan hệ tình dục, cả nam và nữ đều phải tiêu hao rất nhiều năng lượng. Sự hoạt động của nhiều của các khối cơ và tiêu thụ lượng lớn calo nên cơ thể dễ gặp phải cảm giác đau mỏi xương khớp.
Một số biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh thoái hóa khớp gối đó là khi quan hệ bị đau lưng, mỏi gối. Sau khi quan hệ tình dục, vùng thắt lưng sẽ phải chịu rất nhiều áp lực nên dễ có hiện tượng bị đau mỏi. Rất nhiều trường hợp sau khi quan hệ tình dục sẽ cảm giác đau thắt ở lưng. Nếu như người đàn ông có bệnh lý đau cột sống, đau thần kinh tọa thì sẽ càng dễ bị đau thắt lưng, mỏi gối sau khi quan hệ.
Nếu trong khi quan hệ tình dục trong tình trạng cơ thể quá mệt mỏi, căng thẳng, stress, áp lực hoặc quá cố gắng tạo ra những tư thế khó, không thoải mái cũng là nguyên nhân dẫn đến tổn thương đến hệ xương khớp.
Nếu như quan hệ tình dục quá nhiều, liên tục cũng dẫn đến nguy cơ thận bị suy giảm chức năng. Mà thận được xem là yếu tố chủ chốt quyết định mức độ chắc khỏe của xương khớp. Vì thế, nếu như thận bị yếu do quan hệ tình dục thì cột sống và hệ cơ xương khớp cũng bị ảnh hưởng.
3. Một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng thoái hóa khớp ảnh hưởng đến quan hệ tình dục
3.1. Lên kế hoạch quan hệ tình dục trước
Nếu như người bệnh cảm thấy mệt mỏi và đau khớp gối vào mỗi cuối ngày, có lẽ đó sẽ không phải là thời điểm tốt nhất để thực hiện quan hệ tình dục. Thay vào đó, hãy thực hiện quan hệ tình dục khi người bệnh cảm thấy khỏe mạnh, chọn bất kỳ thời gian nào trong ngày mà người bệnh cảm thấy tốt nhất.
Bên cạnh đó, người bệnh nên điều chỉnh tần suất và thời điểm quan hệ tình dục để giảm tối đa áp lực tác động lên trên phần đầu gối. Người bệnh có thể lập kế hoạch quan hệ tình dục để giúp đảm bảo rằng cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ và không bị đau nghiêm trọng hơn.
Người bệnh có thể tắm nước nóng trước khi quan hệ tình dục để giúp giảm đau và giảm tình trạng cứng khớp. Uống thuốc điều trị khoảng 30 phút trước khi quan hệ cũng là một trong những phương pháp hiệu quả.
3.2. Thay đổi các tư thế quan hệ thoải mái hơn
Bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối thường sẽ gặp vấn đề với khả năng vận động. Điều này có thể khiến cho một số tư thế quan hệ tình dục trở nên khó khăn hoặc người bệnh không thể thực hiện được.
Cố gắng trò chuyện cởi mở với người bạn tình về những tư thế mà người bệnh thoái hóa khớp gối cảm thấy tốt hơn và ít gây ra đau. Trường hợp khớp gối bị đau nhiều và khó vận động hơn, người bệnh có thể sử dụng một chiếc gối mềm đặt dưới lưng để tình trạng tránh bị đau nặng hơn.

3.3. Trò chuyện nhiều hơn với bạn tình
Nói chuyện cởi mở về tình cảm và cả về thể chất của cả hai – điều này sẽ giúp cho các cặp đôi cùng nhau vượt qua được vấn đề. Ví dụ như, cảm giác sợ hãi về nỗi đau thể xác cũng có thể khiến cho các cặp đôi e ngại về tình dục, có thể khiến cho các cặp đôi không còn muốn bất kỳ tiếp xúc thể xác nào và ngay cả những chiếc hôn và âu yếm cũng không còn nữa.
Trong khi quan hệ tình dục, hãy cho đối phương biết được nếu có điều gì đó không thoải mái hoặc khó chịu. Cùng nhau nói chuyện để tìm ra các tư thế và phương pháp mang lại cho cả hai nhiều khoái cảm nhất mà ít khó chịu nhất.
3.4. Điều trị bệnh thoái hoá khớp gối để giúp cho việc quan hệ tình dục tốt hơn
- Thăm khám càng sớm càng tốt để có một liệu trình điều trị phù hợp. Điều trị thuyên tình trạng bệnh sẽ giúp việc quan hệ tình dục tốt hơn.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như là axit béo omega–3, canxi, vitamin D.
- Hoạt động thể lực vừa phải, tập các bài tập như bơi lội, đạp xe để giúp tăng cường sức mạnh của khớp gối.
4. Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối
Cách tốt nhất để bệnh thoái hóa khớp gối không ảnh hưởng tới việc quan hệ tình dục đó là phòng ngừa ngay từ khi chưa mắc bệnh. Một số biện pháp có thể phòng ngừa được bệnh thoái hóa khớp gối đó là:
4.1. Duy trì cân nặng hợp lý
Trọng lượng quá mức sẽ gây ra áp lực cho các khớp trong cơ thể, dẫn đến đau hông, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân. Vì vậy, nên duy trì cân nặng cơ thể ở mức độ hợp lý. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bị thừa cân, thì cần điều chỉnh lại lối sống, chế độ ăn uống, và tìm đến các phương pháp hoặc chuyên gia để có được cách giảm cân an toàn.
4.2. Kiểm soát lượng đường huyết
Lượng đường trong máu cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp. Nếu như bị tiểu đường, hãy kiểm tra lượng đường trong máu huyết thường xuyên. Cần tìm đến các bác sĩ để điều chỉnh, quản lý lượng đường trong máu ở mức an toàn và ổn định.
4.3. Thường xuyên tập luyện thể dục
Tập thể dục là một trong những cách tốt để ngăn ngừa các vấn đề về xương khớp. Điều này sẽ giúp cho các khớp xương không bị cứng giúp cơ bắp khỏe mạnh, đồng thời tăng thêm độ dẻo dai, chắc khỏe, đẩy lùi tình trạng thoái hóa khớp. Vậy nên duy trì tập thể dục ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày.
4.4. Tránh mang vác nặng
Để bảo vệ các khớp xương trong cơ thể không bị thoái hóa sớm thì cần lưu ý trong quá trình sinh hoạt, vận động và lao động hàng ngày không nên mang vác quá nặng sẽ vô tình tạo ra áp lực cho các khớp xương, gây ra tổn thương cho hệ xương khớp, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối.
4.5. Tránh các tư thế vận động không phù hợp
Trong quá trình sinh hoạt, làm việc và vận động nên giữ ở tư thế đúng, tránh các tư thế đứng, ngồi, nằm sai hoặc có những động tác quá mạnh hoặc đột ngột, sẽ gây ra tổn thương cho các khớp. Khi lao động nên mặc đồ bảo hộ để hạn chế các nguy cơ chấn thương cho khớp xương.
4.6. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học
Cần xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, cân đối và khoa học với những nhóm chất cần thiết cho cơ thể như là: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Nên tăng cường các dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp như là thực phẩm giàu canxi, Omega-3 và vitamin D… có trong các loại hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, trái cây và rau củ tươi xanh. Nên tránh xa các loại đồ ăn nhanh, thức ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn, nhiều đường và chất kích thích…
4.7.Thăm khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để giúp tầm soát và phát hiện ra bệnh sớm hơn. Từ đó đưa ra hướng điều trị sớm, nhất là khi người bệnh bước sang tuổi 40. Khi phát hiện bản thân có các triệu chứng bệnh thì nên đi thăm khám ngay để được tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và có được phác đồ điều trị tích cực nhằm điều trị bệnh thoái hóa khớp gối một cách hiệu quả.
4.8. Dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn các khớp xương
Người bệnh nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, giảm bớt lượng áp lực, căng thẳng quá mức cho hệ xương khớp của cơ thể. Đặc biệt là khi thấy những cơn đau đã bắt đầu bùng phát lên thì cần tránh thực hiện các cử động mạnh gây ra những cơn đau, Tốt nhất là nên nằm nghỉ nhiều hơn trong những thời điểm này. Trong trường hợp bị bệnh nặng, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng nẹp để nâng đỡ phần khớp bị đau, giữ khớp ở vị trí thích hợp, giảm bớt đau đớn và ngăn ngừa nguy cơ khớp bị biến dạng.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối có quan hệ được không? Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc một cách chi tiết nhất. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo về các chủ định sức khỏe bổ ích.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone