Bị thoái hóa khớp gối nên tập môn thể thao gì? là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc bởi vì nhiều quan niệm cho rằng cần hạn chế vận động. Tuy nhiên, người bệnh cần tập luyện 1 số môn thể thao nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng bệnh. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh giải đáp câu hỏi bị thoái hóa khớp gối nên tập môn thể thao gì?
Xem thêm:
- Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì? Bác sĩ giải đáp
- Những phương pháp thoái hóa khớp gối vật lý trị liệu hiệu quả
- Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?
- Bật mí: Mổ thoái hóa khớp gối giá bao nhiêu? Đắt hay rẻ?
Nội dung bài viết
1. Tình trạng thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng mất cân bằng về sinh học và cơ học dẫn đến những tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn, do đó sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm dịch khớp gối. Chính vì vậy, các lớp sụn khớp sẽ bị hư hỏng, trục xương cong vào trong.
Người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn bởi vì sụn khớp bị hao mòn không thể che phủ hết toàn bộ đầu xương, khiến cho tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày xảy ra.
2. Làm cách nào để khắc phục thoái hóa khớp gối?
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh rất phổ biến ở người Việt Nam, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Đây là căn bệnh mãn tính nên cần phải có sự kiên trì ở người bệnh bởi bệnh khó có thể chữa lành trong thời gian ngắn mà cần phải có sự phối hợp của nhiều phương pháp điều trị và kiểm soát bệnh trong một thời gian dài.
Ngoài việc điều trị theo phương của bác sĩ, bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối cũng nên dùng các phương pháp vận động và tập chơi các môn thể thao phù hợp để giúp khớp gối trở nên đàn hồi, linh động hơn.

3. Bị thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao không?
Khớp gối là bộ phận phải chịu hầu hết trọng lượng cơ thể dồn xuống nên nguy cơ bị thoái hóa rất cao. Việc luyện tập thể thao khi bị bệnh khiến cho nhiều người cảm thấy cơn đau khớp gối nặng hơn. Điều này làm họ e ngại rằng liệu bị thoái hóa khớp gối có nên chơi các môn thể thao không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa về xương khớp, bị thoái hóa khớp gối không đồng nghĩa với việc phải từ bỏ tập luyện thể thao. Người bệnh vẫn có thể tham gia rèn luyện thể thao nhưng quan trọng là phải chọn những môn thể thao phù hợp, tập luyện với thời gian và cường độ hợp lý. Nếu luyện tập khoa học sẽ giúp thuyên giảm đau nhức, giảm hiện tượng co cứng đầu gối và phòng ngừa tái phát bệnh.
4. Những lợi ích của tập luyện thể thao đối với người thoái hóa khớp gối
Như chúng ta đã biết, thể dục thể thao giúp cho cơ thể khỏe mạnh, góp phần nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, đối với người bị thoái hóa khớp gối cũng vậy, ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể thao hợp lý để nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị.
Nhiều người cho rằng: Rèn luyện thể dục thể thao làm nặng hơn tình trạng bệnh, do đó khiến họ đánh mất một phương pháp điều trị thoái hóa khớp vô cùng hiệu quả.
Khi tập thể dục đúng cách sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho xương khớp, hỗ trợ các chất dinh dưỡng và chất nhờn được lưu thông tốt, các khớp xương trở nên linh hoạt và hạn chế tình trạng thoái hóa tiến triển nặng hơn. Đặc biệt, khi được vận động sẽ giúp giảm ma sát ở hai đầu khớp nên bảo vệ sụn khớp và giảm đau tốt cho người bệnh.Tuy nhiên, không phải thích tập thế nào thì tập, cũng như không phải môn thể thao nào cũng có thể tập được. Mà người bệnh cần lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng với cường độ phù hợp.
Để vừa giúp các khớp được vận động linh hoạt, vừa hạn chế tình trạng thoái hóa khớp tiến triển nặng, người bệnh cần tránh các tư thế có thể làm tăng thêm áp lực cho khớp như chạy nhảy quá sức, đột ngột, các động tác mạnh, nhiều lực lên các khớp trong các môn thể thao như: Bóng đá, bóng chuyền, tennis, cầu lông, bóng rổ, cử tạ…
5. Những môn thể thao giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp
Theo các chuyên gia y học thể thao cho biết, người bị thoái hóa khớp gối nên chọn lựa những môn thể thao không tạo quá nhiều sức nặng đè lên khớp, khuyến khích chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga, tập dưỡng sinh,…
5.1. Đi bộ nhẹ nhàng
Đây là một môn thể thao được ưu tiên lựa chọn cho những bệnh nhân thoái hóa khớp, đặc biệt là bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối bởi bộ môn này thao tác đơn giản, nhẹ nhàng, an toàn và không cần yêu cầu quá nhiều kỹ thuật.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời gian đi bộ không nên vượt quá 30 phút cho mỗi lần, nên đi bộ khi cơ thể đang cảm thấy thoải mái nhất. Đồng thời, để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh cần phải làm nóng khớp gối trong khoảng từ 5 – 10 phút trước khi đi bộ bằng cách gập duỗi gối và tập căng cơ cẳng chân. Sau mỗi lần tập bạn nên xoa gối, vận động nhẹ nhàng rồi mới ngồi nghỉ để giúp các khớp nguội hẳn. Đặc biệt lưu ý, trong trường hợp khi đi bộ xuất hiện các cơn đau khớp gối nhiều thì nên tạm ngừng, không nên cố gắng sức đi tiếp để hạn chế khớp càng bị tổn thương.
Đi bộ đúng cách vừa giúp tăng sức mạnh cho khớp vừa giúp giảm cân hiệu quả. Khi giảm cân hiệu quả lại có công dụng góp phần giảm áp lực lên các khớp.
5.2. Bộ môn bơi lội
Trong môi trường dưới nước, nước tạo lực đẩy giúp trọng lượng của cơ thể được nâng đỡ, do đó sẽ giảm sức nặng của cơ thể dồn lên các khớp, kể cả khớp gối. Đặc biệt là đối với những người bị thừa cân béo phì thì việc di chuyển dưới nước sẽ trở nên dễ dàng hơn và tình trạng đau nhức sẽ giảm bớt tốt hơn so với các môn thể thao trên cạn. Không những thế, sức ép của nước còn tạo nên lực mát-xa tuyệt vời cho cơ thể giúp các khớp xương thoải mái và dễ chịu hơn.
Khi bạn bơi lội, toàn bộ cơ thể đều được hoạt động, phối hợp nhịp nhàng với nhau, chân đạp, tay vươn, lưng xoay, cơ bụng căng, cân bằng trọng tâm cơ thể, từ đó góp phần quan trọng giúp tăng tính đàn hồi của cột sống và xương khớp.
5.3. Tập Yoga
Các động tác tập Yoga nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả cao đối với người bị thoái hóa khớp gối. Nó đã được chứng minh là rất hữu ích trong việc xoa dịu các cơn đau khớp, đặc biệt khi ở giai đoạn cấp của đau khớp gối.
Với các bài tập Yoga phù hợp, tập luyện đúng cách sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, đặc biệt là các khớp, đồng thời tập Yoga còn giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, cải thiện tâm trạng do bệnh tình đem lại.

Tuy nhiên, trong quá trình tập yoga, bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cho mình các bài tập phù hợp với tình trạng thoái hóa và tránh tăng thêm áp lực cho khớp. Nếu cơn đau xuất hiện khi đang tập thì cần ngừng ngay.
5.4. Tập dưỡng sinh
Tập dưỡng sinh là bài tập đặc biệt tốt cho người già bởi vì các động tác này được thực hiện một cách chậm rãi và hết sức nhẹ nhàng, tập trung suy nghĩ và hơi thở của mình đi theo từng động tác của tay chân.
Tuy nhiên, các bài tập dưỡng sinh cần có sự hướng dẫn bởi những người có chuyên môn. Để việc tập luyện mang lại hiệu quả cao, cần phải kiên trì, tập đúng cách và thường xuyên, đồng thời phải thực sự tập trung khi tập.
5.5. Đạp xe đạp – môn thể thao giúp người bị thoái hóa khớp gối hòa mình vào thiên nhiên
Đạp xe đạp cũng được xem là một môn thể thao dành cho người bị thoái hóa khớp gối. Đặc trưng của bộ môn này là chân và khớp gối người bệnh vẫn hoạt động nhịp nhàng với nhau nhưng lại không làm gia tăng áp lực nhiều từ trọng lượng cơ thể bởi vì có sự nâng đỡ của yên xe.
Đi xe đạp thường xuyên, đều đặn mỗi ngày, trong khoảng thời gian 30 – 60 phút sẽ giúp cho phần khớp gối của chúng ta được vận động, kích thích hoạt động trao đổi chất và giúp bôi trơn ở khớp, từ đó các phần sụn bị thoái hóa dần dần có thể phục hồi.
Điều cần phải lưu ý ở đây là người bị thoái hóa khớp gối không nên đạp xe vào những lúc chân đang bị sưng đau, trong khi đạp xe nhớ phải đạp nhẹ nhàng, không nên đạp xe quá lâu hoặc ở những đoạn đường quá gồ ghề, xóc nảy.
6. Một số bài tập thể dục cho người bị thoái hóa khớp gối
6.1. Bài tập cơ tứ đầu đùi
Cơ tứ đầu đùi đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định đầu gối nên người bị thoái hóa khớp gối nên rèn luyện cơ tứ đầu đùi là điều cần thiết. Việc tập luyện phải đúng cách, cường độ để đem lại hiệu quả cao.
6.2. Bài tập giúp giãn cơ gân khoeo
Bị căng cơ gân khoeo là vấn đề thường hay gặp ở những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Bài tập này không chỉ giúp khắc phục tình trạng căng cơ này mà còn góp phần cải thiện độ linh hoạt cũng như phạm vi chuyển động của khớp gối.
6.3. Bài tập cơ mông
Mục đích của bài tập cơ mông là giúp rèn luyện cơ mông nhằm hỗ trợ cho việc kiểm soát phần thân, giúp ổn định chân và giữ thăng bằng cơ thể khi bệnh nhân đứng hoặc đi bộ tránh những va chạm không đáng có gây ảnh hưởng tới xương khớp.
6.4. Bài tập giãn cơ bắp chân
Tác dụng của bài tập cho người bị thoái hóa khớp gối này là giúp duy trì tính linh hoạt của các cơ và khớp cẳng chân và mắt cá, đồng thời còn giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng khi đi lại.
6.5. Một số bài tập thể dục khác
Các bài tập này có thể giúp giảm đau khớp gối bị thoái hóa bằng cách làm tăng sức mạnh cho cả 3 nhóm cơ bao gồm cơ tứ đầu đùi, cơ gân khoeo và cơ mông như bài tập squat một nửa, bài tập nhún 1 chân.
7. Lưu ý dành cho người bị thoái hóa khớp gối khi chơi thể thao
Không chỉ riêng là vấn đề của người bị thoái hóa khớp gối nên chơi môn thể thao gì mà cần “chơi như thế nào” cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho những người bị bệnh lý về xương khớp trong quá trình chơi thể thao.
7.1. Cần khởi động, làm nóng cơ thể
Trước khi tập bất cứ môn thể thao nào, người bị khớp gối cũng nên dành khoảng 5 – 10 phút để thực hiện các động tác như duỗi, gập gối kèm theo đó là một vài động tác vươn vai, cúi người để giúp làm nóng toàn thân và tránh gây thương tổn cho khớp, hệ thống gân và dây chằng.
7.2. Thời gian tập luyện phù hợp
Dù là đi bộ, bơi, yoga hay đi xe đạp, tập dưỡng sinh thì người bệnh cần phải tập trong khoảng thời gian sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý và thể trạng sức khỏe của mình. Tránh tập luyện quá sức làm tình trạng thoái hóa trở nên trầm trọng.
7.3. Thực hiện các bài tập đúng kỹ thuật, tránh chấn thương
Với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp, trước khi tập luyện bất cứ môn thể thao nào nên tìm hiểu thông tin, các clip hướng dẫn chuẩn sao cho tập đúng tư thế và đúng bài tập. Với những bộ môn như yoga, tập dưỡng sinh thì nên có sự hướng dẫn của huấn luyện viên để tập đúng kỹ thuật vì chúng là những môn tập cần có sự kết hợp giữa hơi thở và các động tác, đồng thời bản thân các động tác cũng cần có sự chính xác để đạt được hiệu quả cao nhất.
XEM VIDEO: Bài tập tại nhà cho người Thoái hóa khớp gối
7.4. Bổ sung các dưỡng chất cho khớp
Song song với việc tập thể dục thể thao, người bị thoái hóa khớp gối nên sử dụng thêm một số sản phẩm có tác dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp, giúp cho xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa khớp một cách hiệu quả.
Trên đây là những môn thể thao trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp gối nên tập môn thể thao gì? để giúp những người đang gặp vấn đề về xương khớp lựa chọn được cho mình những môn thể thao phù hợp, góp phần hỗ trợ điều trị bệnh.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone