Phương pháp thoái hóa khớp gối vật lý trị liệu đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Bởi khớp gối là bộ phận rất dễ bị thoái hóa trong khi có vai trò giúp cho hầu hết các hoạt động sinh hoạt và vận động hàng ngày. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu phương pháp thoái hóa khớp gối vật lý trị liệu để giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh.
Xem thêm:
- Nên khám chữa thoái hóa khớp ở đâu TP.HCM & Hà Nội?
- Bật mí: Mổ thoái hóa khớp gối giá bao nhiêu?
- Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi xe đạp hay không?
- Người bị thoái hóa khớp gối nên uống sữa gì cho tốt?
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối xảy ra khi sụn khớp bị mòn theo thời gian, có tình trạng hư mặt sụn khớp do chấn thương, thừa cân béo phì, chơi những môn thể thao nặng như bóng đá, bóng chuyền, tennis, cử tạ… khiến cho khớp gối phải chịu một lực ép quá tải trong thời gian dài, do viêm khớp gối, di truyền hay rối loạn chuyển hóa, nội tiết…
Thoái hóa khớp gối là tình trạng phổ biến ở người từ 40 tuổi trở lên, nữ bị nhiều hơn nam, trong một số trường hợp xảy ra người trẻ tuổi hơn thường là do chấn thương… Dẫn đến chức năng sinh hoạt và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần phải phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa quá trình thoái hóa, giúp phục hồi các sụn khớp, hạn chế tàn phế xảy ra.
Điều trị thoái hóa khớp gối gồm phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa. Tuy nhiên, vật lý trị liệu không những giúp giảm đau, giảm phù nề, tăng trương lực cơ và vận động khớp gối mà còn giúp phục hồi các chức năng sinh hoạt của người bệnh.
2. Có nên sử dụng vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối hay không?
Vật lý trị liệu là phương pháp thường được dùng phổ biến cho các bệnh cơ xương khớp, nhất là bệnh thoái hóa khớp gối. Đây là một trong những giải pháp điều trị bệnh được đánh giá cao.

Phương pháp này sử dụng những tác động từ bên ngoài lên khớp gối bị thoái hóa thông qua các dụng cụ và bài tập vận động trị liệu hay những tác động nhiệt nhằm làm thuyên giảm thoái hóa khớp.
Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp vật lý trị liệu khác nhau, đồng thời không nên tự ý thực hiện tại nhà.
3. Tác dụng của điều trị vật lý trị liệu thoái hóa
- Giảm đau và tăng tuần hoàn: bằng cách chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, chiếu thấu nhiệt vi sóng, điều trị thoái hóa bằng các dòng điện giảm đau, sóng siêu âm giúp giảm đau, kháng viêm, làm mềm các tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu bên trong, sử dụng băng thun hoặc bó gối để giúp cố định khớp gối khi đi lại và lên xuống cầu thang.
- Huấn luyện cơ và tập mạnh các nhóm cơ gập – duỗi khớp gối, cơ gập – duỗi – dang – áp khớp hông để giúp hỗ trợ khớp gối tùy vào lực cơ của từng người bệnh, gia tăng phạm vi vận động khớp gối, độ di động của xương bánh chè: sử dụng các kỹ thuật P.N.F, tập đề kháng bằng tay, bằng tạ, dây thun co giãn hay tập di động xương bánh chè, sức chịu sức, lên xuống cầu thang.
4. Một số phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối phổ biến
4.1. Phương pháp vật lý trị liệu chủ động – Vận động trị liệu
Vận động trị liệu bao gồm những bài tập được thiết kế sẵn với mục đích giúp làm khỏe các nhóm cơ xung quanh và giúp bảo vệ sụn khớp gối.
Các bài tập thoái hóa khớp gối vật lý trị liệu chủ động như sau:
- Bài tập giúp kéo giãn vùng cơ trước đùi
Bước 1: Người bệnh đứng thẳng và hai chân mở rộng bằng vai.
Bước 2: Một tay chống vào tường hay bám vào thành ghế, tay còn lại nắm lấy bàn chân và kéo gập cẳng chân về phía sau sao cho gót chân chạm vào phần mông, đùi.
Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây rồi lặp lại với chân còn lại.
Bước 4: Thực hiện bài tập này ít nhất 3 lần/ngày để giúp mau chóng thấy được hiệu quả.
- Bài tập giúp tăng cường sức khỏe cơ mặt trước đùi
Bước 1: Người bệnh ngồi lên ghế và đặt hai bàn chân sát với mặt sàn, gối gấp 90 độ.
Bước 2: Chân trái từ từ duỗi thẳng rồi nâng lên theo hướng nằm ngang song song so với mặt sàn.
Bước 3: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 giây, rồi hạ chân nhẹ nhàng xuống đặt sát mặt sàn.
Bước 4: Lặp lại với chân bên kia và thực hiện ít nhất 10 lần/ngày.
- Bài tập bước lên bục
Bước 1: Người bệnh cần đứng trước bục cao khoảng 10 – 20cm rồi đặt hai chân rộng bằng vai.
Bước 2: Bước chân phải lên trên bục rồi sau đó với chân trái.
Bước 3: Tiếp tục bước xuống theo chiều ngược lại sao cho chân trái chạm đất trước rồi đến chân phải.
Bước 4: Thự hiện theo tốc độ động tác của bản thân trong vòng 30 giây mỗi lần và có thể sử dụng những thanh vịn để giữ thăng bằng.
Bước 5: Thực hiện bài tập này ít nhất khoảng 10 lần/ngày.
- Bài tập giúp kéo dãn cơ vùng bắp chân và khớp gối
Bước 1: Đặt bàn chân phải lên trên cách bàn chân trái khoảng 50 – 60cm. Sau đó khuỵu gối phải để đầu gối không bị đẩy quá nhiều về phía so với các ngón chân.
Bước 2: Giữ thẳng chân trái, rồi từ từ nhấn gót chân trái xuống đất để cơ bắp chân phía sau được kéo dãn hết cỡ.
Bước 3: Giữ tư thế này trong vòng 30 giây và lặp lại với chân bên kia.
Bước 4: Bệnh nhân nên thực hiện ít nhất 3 lần/ngày để giúp cải thiện nhanh chóng.
4.2. Phương pháp vật lý trị liệu bị động
Vật lý trị liệu bị động là phương pháp thường được sử dụng để giúp hạn chế các cơn đau, giảm tình trạng sưng viêm và phòng ngừa các biến chứng nặng có thể xảy ra. Đây là phương pháp dùng những tác động bên ngoài mà không cần dùng đến nỗ lực của người bệnh.
- Nhiệt trị liệu
Nhiệt trị liệu sẽ giúp bệnh nhân giảm bớt mức độ của các cơn đau đầu gối, giúp tăng cường lưu thông máu, tăng cường khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Trong khi điều trị, một số phương pháp cụ thể thường được sử dụng như: Chườm ngải cứu, chườm muối hạt, đắp xương rồng, đắp Paraphin,…
- Chiếu đèn hồng ngoại
Được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn nặng và có những biểu hiện căng cứng, co thắt khớp. Các bác sĩ sẽ sử dụng những đèn hồng ngoại chuyên dụng để chiếu xuyên qua da khoảng 3mm, các tia hồng ngoại này sẽ làm nóng vùng khớp gối để giúp giảm đau nhức, co cứng và hỗ trợ quá trình lưu thông tuần hoàn máu đến những vị trí bị tổn thương.
- Chiếu sóng ngắn
Chiếu sóng ngắn là phương pháp thường được chỉ định cho người bệnh bị thoái hóa khớp gối ở giai đoạn mãn tính.
Khi thực hiện, các bác sĩ sẽ dùng máy bức xạ có bước sóng 11,2m để chiếu lên khớp gối. Năng lượng từ sóng ngắn sẽ giúp làm ức chế các sợi dẫn truyền thần kinh và gây ra cảm giác đau và mang lại tác dụng chống viêm và giảm phù nề rất hiệu quả.
- Sử dụng điện phân và điện xung
Laser: Khi chiếu các tia laser vào vùng bị thoát vị sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo các khớp và ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm cũng như làm giảm nhanh các cơn đau.
Sử dụng xung điện: Xung điện khi được sử dụng sẽ giúp kích thích hệ thần kinh của các cơ trong cơ thể, từ đó cải thiện tình trạng cứng cơ và đau nhức khớp gối hiệu quả.
Sử dụng dòng điện Gavanic và Faradic: Đây là 2 dòng điện này giúp đưa thuốc giảm đau chống viêm vào các khớp gối với mục đích là làm giảm cơn đau nhanh chóng.
- Châm cứu
Châm cứu để chữa thoái hóa khớp gối là liệu pháp Đông y được các thầy thuốc dùng kim châm chuyên dụng để tác dụng trực tiếp lên huyệt đạo ở các vị trí có liên quan đến khớp gối của người bệnh.
Mục đích của liệu pháp này chính là gây tê tạm thời để giúp giảm đau và tăng cường khả năng tuần hoàn lưu thông máu đến vị trí thoái hóa.

- Diện chẩn
Đây là kỹ thuật được cải tiến từ châm cứu truyền thống. Khi tiến hành, các chuyên viên sẽ sử dụng một số dụng cụ để hỗ trợ như cây lăn, que dò tìm kết hợp với lực bàn tay để tác động lên các huyệt vị có liên quan trực tiếp đến cảm giác và khả năng vận động của khớp gối.
Phương pháp này giúp hỗ trợ xoa dịu nhanh chóng các cơn đau, giúp cho bệnh nhân được thư giãn và cải thiện chức năng vận động của khớp gối. Đồng thời, phương pháp diện chẩn trong chữa thoái hóa khớp gối còn giúp đả thông kinh mạch và nâng cao lưu thông máu đến nuôi dưỡng sụn khớp bị tổn thương.
5. Những lưu ý dành cho người bệnh khi tiến hành vật lý trị liệu
Trong quá trình thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối, để cho việc điều trị diễn ra được thuận lợi nhất, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Các bài tập vật lý trị liệu nên được tập dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để tránh tình trạng luyện tập không đúng cách hay sai tư thế, làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
- Tránh tập luyện quá sức hay vận động mạnh ở vùng đầu gối và hạn chế tạo ra áp lực lên vùng khớp gối.
- Vật lý trị liệu không đem lại kết quả nhanh chóng cho người bệnh, vì vậy mà người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong một thời gian mới có thể thấy hiệu quả rõ rệt.
- Ngoài ra, chế độ ăn uống dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp gối cũng rất quan trọng. Cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, các vitamin và vi chất cần thiết vào trong chế độ ăn uống hàng ngày để giúp tăng cường sức đề kháng và các dưỡng chất giúp hồi phục bệnh tốt hơn.
- Khi mới ngủ dậy, bệnh nhân nên dành khoảng 3 – 5 phút để co giãn đầu gối cũng như hạn chế tình trạng khớp gối bị co cứng. Hơn nữa, tránh ngồi xổm hay vận động khớp gối trong một thời gian dài.
Trên đây là những phương pháp thoái hóa khớp gối vật lý trị liệu điển hình để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào cho quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để tránh các biến chứng nặng xảy ra.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone