Thoái hóa khớp háng có nên đạp xe hay không? là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc bởi đây là tình trạng rất phổ biến. Tình trạng thoái hóa khớp háng gây ra nhiều đau đớn và khiến người bệnh e ngại việc vận động hay tập thể thao. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu thoái hóa khớp háng có nên đạp xe hay không? để được giải đáp điều này.
Xem thêm:
- Đau đầu gối khi chơi thể thao: Nguyên nhân và cách xử lý khịp thời hiệu quả
- Gợi ý Top 10 bài tập chữa thoái hóa khớp háng hiệu quả tại nhà
- Giải đáp: Người bị đau đầu gối có tập yoga được không?
- Đau khớp háng khi đá bóng: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp háng
Khớp háng là phần khớp được cấu tạo bởi khung chậu và chỏ xương đùi, nó vững chắc và ít có nguy cơ bị tổn thương hơn các vị trí khớp khác.
Bệnh thoái hóa khớp háng là tình trạng các khớp xương dần bị bào mòn, phần khớp giữa đùi và hông sẽ xuất hiện các gai xương va chạm vào nhau gây ra những cơn đau nhức kéo dài ở háng. Cơn đau này rõ ràng nhất khi vận động, đi lại hay tập thể thao.
Thoái hóa khớp háng thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi. Vì ở độ tuổi này, phần xương khớp hoạt động kém hiệu quả do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
2. Thoái hóa khớp háng có nên đạp xe hay không?

Theo quan điểm của các chuyên gia về xương khớp cho biết, đạp xe là một phương pháp vận động đơn giản nhưng mang lại nhiều hiệu quả rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người đang bị thoái hóa khớp háng.
Đạp xe đạp là một cách luyện tập cơ rất hiệu quả mà lại ít ảnh hưởng đến khớp gối nhất bởi vì khi đạp xe, những bộ phận phối hợp với nhau một cách khéo léo, nhịp nhàng. Với sự hỗ trợ của các cơ, gân và dây chằng thì mật độ xương sẽ tăng lên giúp cho xương chắc khỏe, đặc biệt là khớp háng.
Khi người bệnh trải qua cảm giác đau đớn do triệu chứng của bệnh thoái hóa gây ra, việc đạp xe đạp sẽ giúp gân cơ được căng, kéo giãn, điều hoà tiết dịch và gia tăng tính đàn hồi. Từ đó mà khớp háng sẽ trở nên linh hoạt hơn nên vận động sẽ diễn ra trơn tru, dễ dàng và giúp giảm đau rõ rệt.
Ngoài việc giúp các khớp háng vận động nhịp nhàng, trơn tru hơn và khớp không bị cứng . Đạp xe còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp máu được lưu thông tốt hơn nên đạp xe cũng tốt cho những người đang mắc bệnh tim mạch. Do đó, đạp xe đạp là một bài tập rất phù hợp đối với người bị thoái hóa khớp háng.
3. Tác dụng của đạp xe đạp khi bị thoái hóa khớp háng
Tập thể dục bằng cách đạp xe khiến cho cơ thể tiết ra các dịch khớp tại các khớp trên cơ thể, trong đó có khớp háng. Các dịch khớp này sẽ giúp cho các khớp háng vận động được dễ dàng, trơn tru. Hơn nữa, việc đạp xe còn giúp tăng sự dẻo dai, độ bền cho các cơ khớp giống như việc bạn tra thêm dầu cho hệ thống động cơ của các phương tiện giao thông. Chính vì vậy, hệ thống cơ khớp háng vốn đã bị khô cứng, cạn kiệt và thoái hóa theo các hoạt động, tuổi tác của cơ thể theo thời gian sẽ dần được bôi trơn bởi các chất dịch khớp được tiết ra trong quá trình đạp xe.
Bên cạnh đó, hoạt động đạp xe còn góp phần kích thích các nhóm cơ lớn vận động tối đa nên làm giảm thiểu các áp lực và trọng tải lên khớp. Do đó, chân sẽ trở nên linh hoạt hơn và không gây đau đớn cho người tập. Đồng thời, hoạt động này còn làm tăng nồng độ endorphins trong cơ thể nên làm giảm cảm giác đau đớn liên quan đến thoái hóa khớp háng.
Hơn nữa, bởi vì cấu tạo của xe đạp có thể điều chỉnh vị trí và chiều cao của ghế ngồi, tay lái xe nên người bệnh có thể duy trì tư thế luyện tập đúng. Điều này sẽ giúp cho cơ thể người bệnh không chịu những ảnh hưởng đến lưng hay gây căng cơ bắp. Chính vì vậy, đây chính là một biện pháp khắc phục, phòng ngừa tình trạng thoái hóa khớp háng một cách hiệu quả.
Xe đạp là môn thể thao được rất nhiều người yêu thích, mang đến cho người tập cảm giác thư thái và vui vẻ khi luyện tập. Khi tinh thần được thư giãn sẽ làm giảm tình trạng căng thẳng thần kinh, cùng với đó là việc đau nhức xương khớp do bị thoái hóa cũng giảm theo.
Ngoài các vấn đề về xương khớp như thoái hóa khớp háng thì đạp xe đạp còn mang lại rất nhiều sự thay đổi cho sức khỏe và thể chất của người tập.
4. Chạy xe đạp như thế nào tốt cho người bị thoái hóa gối háng?
Như đã đề cập ở trên, hoạt động đạp xe rất tốt cho người bị thoái hóa khớp háng nhưng phải phù hợp và đúng cách thì mới không có tác dụng ngược, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Điều quan trọng là trước khi đạp xe đạp, người bệnh cần phải trang bị kiến thức để đạp xe an toàn.
Dưới đây là những điều mà người bị thoái hóa khớp háng cần lưu ý:
4.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đạp xe đạp
Không như những người khỏe mạnh, hệ thống xương khớp của bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng rất dễ bị tổn thương. Điều cần thiết và quan trọng là người bệnh phải chuẩn bị kỹ lưỡng các dụng cụ cần thiết trước khi đạp xe đạp, có như vậy thì quá trình luyện tập mới được diễn ra hiệu quả và an toàn. Bệnh nhân cần phải nắm rõ những điều sau:
- Lựa chọn loại xe đạp phù hợp với thể chất của người tập luyện, không chọn những xe quá cao hoặc quá thấp.
- Chọn loại giày có kích thước phù hợp, tốt nhất nên chọn giày có chất liệu nhựa dẻo để có độ đàn hồi và ma sát tốt trong quá trình tập luyện.

- Chọn lựa những bộ đồ rộng rãi và thoáng mát, ưu tiên các bộ đồ được làm bằng chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi.
- Mang theo những dụng cụ hỗ trợ quá trình đạp xe như các thiết bị bảo hộ, bình nước hay các dung cụ khác để phòng ngừa cơn đau khớp háng đột ngột xuất hiện.
- Lựa chọn những địa hình đạp xe bằng phẳng, có bóng mát vào ban ngày và có đèn điện vào buổi tối.
4.2. Đạp xe đạp chậm rãi với tần suất phù hợp
Thoái hóa khớp háng nên đi xe đạp nhưng với quy cách đạp xe đúng chuẩn. Bên cạnh việc phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng như trên, người bệnh cũng cần phải tuân thủ một số vấn đề về cách thức, thời lượng cũng như tần suất đạp xe. Sau đây là cách thức đạp xe đúng được nhiều chuyên gia khuyến cáo dành cho những người bị thoái hóa khớp háng:
- Khi bắt đầu luyện tập, người bệnh nên đạp xe một cách chậm rãi trong khoảng từ 5–7 phút để giúp các khớp dần quen với bài tập.
- Sau khoảng thời gian ban đầu, người bệnh có thể tăng dần cường độ tập luyện tuy nhiên không nên thực hiện đạp xe với cường độ quá mạnh vì dễ khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nặng hơn.
- Trong những ngày đầu, người bệnh chỉ nên đạp xe trong khoảng 10–15 phút/lần và với tần suất 5 lần/tuần. Những tuần tiếp theo, bạn có thể tăng dần thời lượng đạp xe lên tuy nhiên không nên đạp xe quá 30 phút/lần.
5. Những lưu ý cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng
Mặc dù việc đạp xe tốt cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng, nhưng cũng cần phải tuân theo những lưu ý khi điều trị bằng phương pháp này như:
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng bệnh trước khi lựa chọn phương thức đạp xe đạp.
- Khởi động kỹ trước khi đạp xe đạp: Bạn nên khởi động các khớp xương và giãn cơ bắp bằng một vài động tác đơn giản trước khi tập luyện thể thao, đạp xe cũng là một bộ môn thể thao cho nên khớp háng và các bộ phận còn lại trên cơ thể cũng cần phải được làm nóng.
- Nên đạp xe cùng với người thân của bạn để tiện cho việc hỗ trợ trong quá trình luyện tập khi khớp háng có tình trạng đau nhức đột ngột.
- Không nên đạp xe quá sức, chỉ nên đạp và tập với cường độ đều đặn vừa phải, thoải mái nhất trong vòng từ 30-40 phút /lần và thường xuyên tập luyện với tần suất từ 3-4 lần/tuần. Nếu duy trì liên tục tập luyện từ 2-3 tháng sẽ có thể sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng thoái hóa khớp háng hiệu quả.
- Khi đi xe đạp bạn nên ăn uống đầy đủ trước khi đi đạp xe trước đó tầm 30 phút, bạn không nên nhịn đói bởi vì trong lúc đạp xe đạp, cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng và khiến cho cơ thể mệt mỏi hơn. Trung bình đạp xe khoảng 20 phút bạn nên uống nước và uống từng ngụm nhỏ, tránh uống liền một lúc.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ để đảm bảo an toàn khi đạp xe, cần sử dụng đèn xi nhan cùng một số đèn đi ban đêm để giúp đảm bảo cho bạn được an toàn khi tham gia giao thông trên đường. Ngoài ra, người bệnh cũng nên lựa chọn những bộ quần áo phù hợp và thoải mái, không nên chọn quần áo quá bó sát cơ thể khiến cho việc đạp xe trở nên khó khăn hơn.
Trên đây là câu trả lời cho vấn đề thoái hóa khớp háng có nên đạp xe hay không? để giúp người bệnh lựa chọn môn thể thao này để cải thiện tình trạng bệnh cũng như có phương pháp đạp xe đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone