Người bị thoái hóa khớp nên gì kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh. Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu danh sách các loại thực phẩm người bị thoái hóa khớp nên ăn gì kiêng ăn gì nhé!
Xem thêm:
- Bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?
- Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi xe đạp hay không?
- Giải đáp: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ hay không?
- TOP loại thuốc trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất hiện nay?
Nội dung bài viết
1. Chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của hệ xương khớp như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết, cho đến hiện này việc điều trị dứt điểm bệnh thoái hóa khớp là không thể. Tuy nhiên, người bệnh có thể hỗ trợ phục hồi sức khỏe và giảm bớt được các ảnh hưởng của bệnh trong cuộc sống hằng ngày bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.
Người bệnh nên thường xuyên tập luyện thể thao các bộ môn phù hợp như bơi lội, đạp xe, đi bộ… để giúp tăng cường trao đổi chất, cơ thể dẻo dai hơn. Đặc biệt, nếu như đang trong tình trạng bị thừa cân, béo phì thì cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Các loại thực phẩm sử dụng hàng ngày quyết định rất nhiều trong việc làm khởi phát những cơn đau hoặc giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị bệnh.

2. Người bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì, kiêng ăn gì – Các thực phẩm nên ăn
2.1. Thực phẩm giàu Omega 3
Axit béo Omega 3 có nhiều lợi ích cho cơ thể, hạn chế quá trình sản xuất các cytokine, enzyme gây phá vỡ sụn. Nhờ đó giúp kháng viêm, giảm tình trạng sưng khớp.
Omega 3 có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, và các loại thực phẩm như hàu, trứng cá, hạt chia, đậu nành, các loại quả hạch như Óc chó, hạnh nhân, mắc ca… Theo các khuyến cáo, với người trưởng thành mỗi ngày nên cung cấp tối thiểu cho cơ thể từ 250-500mg omega 3.
2.2. Các loại rau xanh
Trong các loại rau xanh có chứa hàm lượng vitamin và chất xơ dồi dào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa cho cơ thể. Những loại rau xanh người bị thoái hóa khớp nên dùng đó bông cải xanh, nấm hương, cà chua, cà rốt, bí. Và đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm như là: cải xoăn, cần tây… vì chúng chứa hàm lượng vitamin K cao, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh loãng xương.
2.3. Trái cây
Các loại trái cây mọng như cam, bưởi, quýt… có chứa hàm lượng vitamin C cao, ngăn ngừa nguy cơ bị mất xương.
Bên cạnh đó, trong quả dâu có chứa nhiều vitamin K, canxi, kẽm giúp tăng sinh các tế bào xương, phòng ngừa tình trạng loãng xương và các rối loạn xương khác.
Trong chuối cũng chứa nhiều kali, magie là các chất hỗ trợ chuyển hóa vitamin D sang dạng hoạt động. Dạng vitamin D hoạt động sẽ giúp kích hoạt quá trình hấp thu canxi vào xương. chống lại các tác nhân oxy hóa.
Trong trái kiwi chứa hàm lượng kali cao và vitamin K giúp cải thiện sức khỏe của hệ xương khớp, từ đố giúp cho xương chắc khỏe.
2.4. Vitamin E
Cung cấp đầy đủ vitamin E cho cơ thể là việc làm rất cần thiết. Nếu như bị thiếu hụt loại vitamin này thì cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng, yếu cơ. Vitamin E có nhiều trong các loại thực phẩm có thể bổ sung vào thực phẩm ăn hằng ngày như là: Dầu lúa mì, dầu mè, đậu phộng, cá hồi,…
2.5. Beta Caroten
Beta Caroten là tiền chất của vitamin A, có tác dụng phòng ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A, chống lại quá trình oxy hóa mạnh, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Đồng thời ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do nên hỗ trợ làm chậm tốc độ của quá trình lão hóa… Beta Caroten có nhiều trong các loại rau củ quả, đặc biệt là những loại có màu cam vàng như là cà rốt, khoai lang, bí đỏ, đu đủ, xoài, đào, ớt chuông…
2.6. Curcumin
Curcumin – một hợp chất có nhiều trong thành phần của nghệ. Đây là một hoạt chất có thể ức chế được các tác nhân gây ra phản ứng viêm. Nhờ đó, curcumin rất tốt cho sức khỏe của những người bị viêm xương khớp, thoái hóa khớp.
2.7. Flavonoid
Flavonoid là hợp chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh, vô hiệu hóa tác động của các gốc tự do và ngăn chặn các tổn thương tế bào, cải thiện và nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng hấp thụ vitamin C cho cơ thể. Flavonoid có nhiều trong ớt xanh, chanh vàng, quả anh đào, nho, chanh…
2.8. Các loại cá
Các loại cá, đặc biệt là những loại cá béo là nguồn cung cấp những chất dinh dưỡng rất tốt cho xương.
Trong cá có chứa vitamin D giúp cho cơ thể hấp thụ canxi. Đồng thời hàm lượng axit béo omega – 3 cao giúp giảm lượng cholesterol ở trong cơ thể, hỗ trợ cho quá trình phát triển của xương. Các chuyên gia cho biết, cứ trong 85g cá hồi thì sẽ có khoảng 197 mg canxi; cá ngừ và cá trích cũng là những loại cá có chứa hàm lượng canxi dồi dào.
2.9. Dầu oliu nguyên chất
Trong dầu oliu nguyên chất có chứa nhiều axit béo omega-3, axit oleic, và oleocanthal, là các chất giúp kháng viêm mạnh. Đây là các chất giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh cơ xương khớp.
Đặc biệt, dầu oliu còn hỗ trợ cải thiện sự hấp thu canxi, magie và kẽm cần thiết để giúp duy trì được mật độ xương. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy sự hấp thu các loại vi chất có trong dầu như vitamin A và D.
2.10. Sữa và các chế phẩm làm từ sữa
Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa được khuyến khích vì sẽ giúp giảm nguy cơ gãy xương do bị loãng xương. Trong thành phần của sữa chứa 18 trong số 22 loại chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm canxi, phốt pho và vitamin D, được tăng cường nhờ enzyme chuyển hóa đường sữa thành các loại đường D-glucose và D-galactose tốt cho xương khớp.
2.11. Gừng
Gừng vì có tính ấm nóng, trong thành phần có chứa nhiều hoạt chất tốt nên có khả năng hỗ trợ giảm đau tốt.
Người bệnh có thể sử dụng gừng tươi giã nhuyễn trộn cùng với mật ong hoặc muối để đắp lên chỗ đau, vết sưng (chú ý không phải vết thương hở) nhiều lần, để giúp cho cơ bắp được thoải mái, giảm đau và lưu thông máu một cách hiệu quả.
2.12. Trà xanh
Trong trà xanh chứa một hợp chất polyphenol có hoạt tính sinh học và khả năng chống oxy hóa rất mạnh, giúp tiêu diệt các gốc tự do rất hiệu quả đồng thời làm chậm quá trình lão hóa. Vì vật uống trà xanh với lượng vừa phải cũng rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị loãng xương.
2.13. Tỏi và hành
Hành và tỏi không chỉ là những gia vị cho các món ăn. Mà trong hành còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin C, vitamin B6, kali và folate tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó trong tỏi thì rất giàu vitamin C, vitamin B6, thiamin và các khoáng chất như là kali, canxi, phốt pho, đồng, cùng với các chất chống oxy hóa và enzyme.
Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và quá trình hủy xương, đồng thời, nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, từ đó giúp xương chắc khỏe hơn. Việc ăn tỏi sống cũng rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường nội tiết tố estrogen, giảm các triệu chứng đau nhức.
2.14. Đậu nành
Đậu nành được coi là một trong những nguồn đạm thực vật dồi dào nhất, có thể sánh ngang với các loại thịt. Nó cũng chứa rất nhiều vitamin A, B1, canxi, và sắt….
Đặc biệt là có chứa hợp chất isoflavone, là chất có khả năng chống oxy hóa, có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ gia tăng mật độ chất khoáng ở các đốt sống lên nhiều lần.
2.15. Quả hạch
Các loại quả hạch như là óc chó, hạnh nhân, macca, hạt điều… chứa nhiều chất béo lành mạnh, chất xơ, protein, omega 3, vitamin E, magie. Chúng được chứng minh hỗ trợ giảm viêm rất tốt cho những bệnh nhân đau lưng, đau cột sống. Quả hạch cũng rất ít carb nên hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân và ngăn ngừa một số bệnh mãn tính.
3. Người bị thoái hóa khớp nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn thì người bị thoái hóa khớp cũng nên nắm được những loại thức ăn không nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
3.1. Những loại thực phẩm nhiều đường
Sử dụng các thực phẩm nhiều đường có thể gây ra cho khớp các cơn đau tồi tệ và làm gia tăng tình trạng viêm. Nếu như tiêu thụ quá nhiều đường sẽ rất dễ mắc phải các căn bệnh liên quan đến khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp…
3.2. Thực phẩm nhiều muối
Tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều muối sẽ làm gia tăng lượng natri trong cơ thể, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa của tế bào. Những điều này hoàn toàn không tốt cho người thoái hóa khớp.
Muối cũng gây hại cho thận, khiến cho thận phải ở trong trạng thái lọc liên tục. Ăn quá nhiều muối cũng có thể gây mất canxi từ xương. Trong khi đó, canxi là một yếu tố quan trọng cho xương khỏe mạnh, nếu như xương bị mất canxi sẽ trở nên bị yếu, dễ gãy hơn, gia tăng nguy cơ loãng xương.
3.3. Thịt đỏ đã qua chế biến
Bên cạnh các loại thực phẩm nhiều đường, nhiều muối thì các loại thịt đỏ đã qua chế biến cũng thuộc vào danh sách những thực phẩm không tốt cho người bị thoái hóa khớp cũng như những bệnh nhân mắc bệnh gout.
3.4. Thức ăn có chứa gluten
Gluten là một loại protein hoàn toàn không phù hợp đối với nhiều người đang mắc phải các bệnh rối loạn thần kinh, ruột kích thích, tiểu đường, viêm cơ… Thức ăn có chứa nhiều gluten như là lúa mì, lúa mạch, yến mạch là những thực phẩm mà người bị thoái hóa khớp nên tránh sử dụng bởi vì nếu mất điều hòa gluten sẽ gây ra rối loạn tự miễn dịch. Từ đó ảnh hưởng đến các mô thần kinh và các vấn đề kiểm soát của cơ hay chuyển động cơ bắp.
3.5. Đồ ăn đóng hộp
Đồ ăn đóng hộp như là cá hộp, thịt hộp, xúc xích xông khói… đều có chất sulfit, và các chất bảo quản khác. Khi sử dụng các chất có thể gây ra viêm và làm tăng quá trình lão hóa. Hơn nữa các loại đồ ăn đóng hộp thường chứa nhiều gia vị như muối, đường hoàn không hề tốt cho sức khỏe.
3.6. Rượu, bia
Các loại đồ uống có cồn như là rượu, bia sẽ khiến cơ thể bị tích tụ các chất độc trong gan, làm gia tăng tình trạng mất nước, thiếu ngủ. Và đây chính là những yếu tố làm gia tăng tốc độ lão hóa.
3.7. Omega – 6
Omega – 6 là một loại chất béo rất cần thiết cho cơ thể, có nhiều trong các loại dầu thực vật như là dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương hay trong trứng gà, mỡ… Nhưng nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa omega -6 có thể gây ra hiện tượng đông máu, tăng áp suất máu, ảnh hưởng tới tim mạch và đặc biệt là gây ra những cơn đau nhức, viêm sưng – một trong những nguyên nhân của bệnh gout.
3.7. Các loại thực phẩm giàu Ages
Nếu như không muốn gia tăng tốc độ lão hóa thì tốt nhất người bệnh nên tránh xa các loại thực phẩm giàu Ages. Đồ ngọt (như là bánh kẹo) sẽ làm gia tăng lượng đường. Các phân tử đường dư thừa ra sẽ kết hợp cùng với các protein, tạo ra các loại hợp chất glycat hóa bền vững (tức là Ages).
Sau đó các hợp chất Ages sẽ hủy hoại collagen (chất ngăn ngừa lão hóa). Trong thành phần của lúa mì cũng có chứa Ages làm gia tăng tiểu đường và tình trạng lão hóa của cơ thể.
3.8. Các loại thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ
Một số loại thực phẩm có thể làm gia tăng nguy cơ bị stress oxy hóa, tăng mức độ của các phản ứng viêm, trong đó có các loại thức ăn chiên xào, nhiều giàu mỡ. Người bị thoái hóa khớp nên kiêng sử dụng các loại đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, các thức ăn nhanh… nếu như không muốn đối mặt với cơn đau triền miên.

4. Một số chú ý giúp giảm thoái hóa khớp
4.1. Giảm cân, duy trì cân nặng ở mức hợp lý
Nếu như đang gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì thì người bệnh cần thay đổi cân nặng. Duy trì cân nặng của cơ thể ở mức hợp lý là điều cần thiết phải làm để kiểm soát hoặc làm giảm nguy cơ bị thoái hóa khớp (đặc biệt là đối với khớp gối).
Bởi vì vậy, người bệnh nên giảm cân theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng, áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, ăn ít thực phẩm dầu mỡ hay chứa nhiều chất béo, thường xuyên vận động, tập luyện thể dục, rèn luyện sức khỏe.
4.2. Nên tự chế biến thức ăn
Như đã nói, các loại thực phẩm chế biến sẵn bên ngoài thường chứa rất nhiều chất béo, nhiều muối… không tốt cho cân nặng và sức khỏe xương khớp. Vì vậy, các chuyên gia khuyến khích nên tự chế biến các loại thức ăn tại nhà, sẽ giúp kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng, thực phẩm dung nạp vào cơ thể.
Trên đây là những thông tin về thoái hóa khớp nên ăn gì kiêng ăn gì một cách chi tiết. Hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi này.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone