Mất ngủ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Vì thế nhiều người có xu hướng tự tìm hiểu các loại thuốc chữa mất ngủ để uống mà không đi khám, điều này mang lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin trong bài viết của Dược Mỹ Phẩm Khang Linh dưới đây để tìm hiểu về những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chữa mất ngủ.
Xem thêm:
- [Xem ngay] Cách chữa mất ngủ bằng diện chẩn an toàn tại nhà
- Top 5 thực phẩm chức năng chữa mất ngủ từ thảo dược tốt nhất
- Chữa mất ngủ bằng quả chuối xanh có hiệu quả không?
Nội dung bài viết
1. Các nhóm thuốc chữa mất ngủ thường gặp
Các nhóm thuốc chữa mất ngủ được kê đơn phổ biến hiện nay bao gồm:
1.1. Thuốc bình thần là một loại thuốc chữa mất ngủ
Bao gồm các loại thuốc có chứa thành phần như Diazepam, Bromazepam, Clonazepam, Rotunda,… có tác dụng gây buồn ngủ và giúp bệnh nhân có thể ngủ gần như ngay lập tức. Các loại thuốc bình thần thường được chỉ định ngắn ngày, áp dụng với những trường hợp bị mất ngủ cấp tính nhẹ, chưa nghiêm trọng.
Không được dùng thuốc bình thần kéo dài vì sẽ gây nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc.
1.2. Thuốc ngủ
Đây là những loại thuốc có chứa thành phần như Phenobarbital, Zolpidem,… Nhóm thuốc này có tác dụng gây ngủ mạnh và cũng dễ gây phụ thuộc thuốc giống như thuốc bình thần. Vì thế, nhóm thuốc này cũng thường được chỉ định cho những trường hợp mất ngủ nhẹ và người bệnh chỉ nên uống dưới 3 ngày.
1.3. Thuốc an thần kinh mới
Nhóm thuốc này có tác dụng gây ngủ mạnh và có chứa thành phần như Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… Nếu bạn dùng loại thuốc này kéo dài có thể gây tăng cân nhanh, kích thích cảm giác ăn uống ngon miệng hơn. Loại thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp bị mất ngủ do chán ăn tâm lý, trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa.
Trong quá trình sử dụng nhóm thuốc này, bệnh nhân thường được khuyên là nên kiêng những loại thực phẩm làm cho cân nặng tăng nhanh như đồ ngọt, đồ ăn chứa nhiều chất béo. Đồng thời, người bệnh nên luyện tập thể dục, thể thao đều đặn để kiểm soát cân nặng tốt hơn và giúp ngủ ngon hơn.
1.4. Thuốc chữa mất ngủ: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Nhóm thuốc này trong thành phần có chứa Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,… Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp bị mất ngủ kéo dài, mất ngủ do trầm cảm lo âu, mất ngủ do các bệnh lý gây ra cảm giác đau như chấn thương, ung thư, đau dây thần kinh.
Nhóm thuốc này thường có tác dụng chậm, tác dụng cải thiện giấc ngủ tốt hơn sau 3-4 tuần sử dụng. Nhóm thuốc này có ưu điểm là sử dụng trong thời gian dài cũng không gây tình trạng phụ thuộc thuốc.

1.5. Thuốc kháng histamin
Đây là nhóm thuốc có chứa các thành phần như Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin,… Nhóm thuốc này có tác dụng chống dị ứng và gây buồn ngủ mạnh, thường được chỉ định cho những trường hợp mất ngủ do ngứa da như hắc lào, eczema, tổ đỉa,… Nhóm thuốc này cũng không được lạm dụng dùng lâu dài mà cần sử dụng đúng theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ.
2. Thuốc chữa mất ngủ có tác dụng phụ không?
Sử dụng thuốc ngủ giúp bạn nhanh chóng cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn nhưng cũng gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như:
2.1. Tác dụng phụ thông thường của thuốc chữa mất ngủ
Một số tác dụng thường gặp khi sử dụng thuốc ngủ như sau:
- Hội chứng Parasomnias là thuật ngữ y học chỉ các hành động bất thường khi ngủ như ngủ mơ ác mộng, mộng du, nói chuyện khi ngủ, đái dầm. Đặc biệt, tình trạng mộng du khi ngủ người bệnh sẽ không nhớ được những gì đã xảy ra sau khi thức dậy nên rất khó để kiểm soát. Tần suất xảy ra các hành động bất thường khi ngủ càng tăng lên khi tăng liều lượng thuốc ngủ.
- Cơ chế của các loại thuốc ngủ thường kích thích đến hệ thần kinh giao cảm nên nhu động ruột cũng bị kích thích, dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, phản ứng chướng bụng, đầy hơi, táo bón cũng thường xuyên gặp phải ở người đang dùng thuốc ngủ.
- Ngoài tác dụng phụ gây táo bón hoặc tiêu chảy, người sử dụng thuốc chữa mất ngủ còn có thể gặp phải các phản ứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Vì một số loại thuốc ngủ có thể gây kích ứng đến niêm mạc dạ dày, nếu uống lúc bụng đói và không được pha loãng thì các phản ứng càng dữ dội hơn. Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy sẽ giảm bớt sau một vài ngày sử dụng thuốc ngủ.
- Thuốc ngủ cũng giống như tất cả các loại thuốc khác, có thể gây ra các phản ứng dị ứng, quá mẫn như phát ban ngoài da, nổi mẩn ngứa, ngứa họng, sưng mắt miệng, nặng hơn là các phản ứng của sốc phản vệ như khó thở, tê môi lưỡi, tim đập nhanh,…
- Buồn ngủ vào ban ngày là tác dụng phụ thường thấy của nhiều loại thuốc ngủ. Thuốc ngủ thường phát huy tác dụng trong thời gian khoảng 6-8 tiếng. Bạn cần đi ngủ ngay sau khi uống thuốc ngủ và tránh thức dậy quá sớm. Nếu không ngủ đúng giờ bạn rất dễ gặp phải tình trạng buồn ngủ, ngủ gật vào ngày hôm sau. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm nếu bạn làm nghề lái xe hoặc phải di chuyển liên tục ngoài đường vào ban ngày.
- Sử dụng thuốc ngủ có thể gây ra những phản ứng ức chế hệ thần kinh trung ương gây ra các phản ứng liên quan đến não bộ như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng. Ngoài ra, một số người sẽ gặp phải tình trạng suy giảm khả năng ghi nhớ và khả năng tập trung trong công việc, học tập.
- Thuốc ngủ còn có thể gây ra tác dụng phụ ức chế hoạt động của tuyến nước bọt làm cho nước bọt tiết ít hơn. Trong khi nước bọt có vai trò rất quan trọng với hoạt động ăn uống và giúp khoang miệng được sạch sẽ hơn. Vì nước bọt tiết ra ít hơn nên những người sử dụng thuốc ngủ cũng dễ bị các vấn đề về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, khó ăn, khó nuốt.
2.2. Tác dụng phụ nghiêm trọng khi lạm dụng thuốc ngủ kéo dài
- Nhờn thuốc: Các nhóm thuốc chữa mất ngủ đa phần có cơ chế tác động đến não bộ giúp bạn có cảm giác buồn ngủ nhanh chóng. Vì thế, nhiều người tự ý sử dụng thuốc ngủ để giúp đi vào giấc ngủ nhanh hơn mà không hề biết đến những hiểm hoạ của thuốc ngủ khi sử dụng kéo dài gây ra. Thói quen này sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc, lâu dài bạn sử dụng sẽ còn tác dụng nữa. Hoặc một số người thời gian đầu sử dụng 1 viên là có hiệu quả nhưng lâu dần phải tăng dần liều lên 2-3 viên mới thấy tác dụng.
- Phục thuộc thuốc: Một số trường hợp gặp phải tình trạng bị phụ thuộc thuốc quá mức hay còn gọi là nghiện thuốc. Nếu không uống thuốc người đó sẽ không thể ngủ được một cách tự nhiên và xuất hiện các triệu chứng lạ như lo âu, hồi hộp, rối loạn nhịp tim, không, nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực. Trong y học, đây được gọi là hội chứng cai thuốc ngủ/ thuốc an thần thường gặp ở những người tự ý dùng thuốc ngủ không theo chỉ định của bác sĩ.
- Ảnh hưởng chức năng não bộ: Nếu dùng liều cao thuốc ngủ trong một thời gian dài có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng ở não bộ như làm suy giảm trí nhớ, tăng nguy cơ gây ra bệnh lý sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc bệnh lý hô hấp, tim mạch: Việc sử dụng thuốc ngủ kéo dài có thể làm cản trở chức năng hô hấp và tim mạch thông thường của những người mắc bệnh lý nền như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, khí phế thũng.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa mất ngủ
Để việc sử dụng thuốc ngủ trở nên an toàn và hạn chế được tối đa nguy cơ tác dụng phụ bạn cần chú ý một số thông tin như sau:
- Khi có các dấu hiệu triệu chứng của mất ngủ bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa thần kinh để được thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây mất ngủ và được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Trong trường hợp phải sử dụng thuốc ngủ dài ngày cần đến khám thường xuyên theo lịch của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc theo đơn của người khác mà không có bác sĩ chỉ định.
- Thận trọng sử dụng thuốc ngủ với những bệnh nhân đang mắc bệnh lý gan, thận. Phụ nữ có thai tuyệt đối không sử dụng thuốc ngủ vì thuốc có thể đi qua hàng rào nhau thai gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc ngủ cần sử dụng đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng liều hay giảm liều thuốc ngủ hoặc phối hợp thêm thuốc khác khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
- Khi bạn thấy các triệu chứng mất ngủ đã thuyên bớt cũng không nên tự ý dừng thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
- Khi đang có công việc cần giải quyết và chưa có ý định ngủ bạn không nên uống thuốc ngủ ngay vì điều đó có thể làm giảm hiệu quả làm việc của bạn. Mỗi một loại thuốc sẽ có cơ chế tác động và thời gian uống phù hợp khác nhau, bạn nên tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Khi sử dụng thuốc ngủ nếu gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng như chóng mặt, đau đầu, giảm khả năng tập trung nên thông báo với bác sĩ điều trị để được bác sĩ điều chỉnh lại hàm lượng dùng hay cân nhắc đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Trong thời gian điều trị bằng thuốc ngủ bạn cần hạn chế sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng đến thần kinh não bộ như rượu bia, cà phê, thuốc lá. Đặc biệt, sử dụng rượu cùng thời điểm với uống thuốc ngủ có thể gây ra tác tác thuốc và làm tăng nặng thêm phản ứng phụ chóng mặt, khó thở, tinh thần không tỉnh táo.
- Thời gian sử dụng thuốc chữa mất ngủ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý, ăn đa dạng các loại thức ăn, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa vitamin nhóm B, ăn các món ăn hỗ trợ tốt cho tiêu hoá.
- Thời gian sử dụng thuốc ngủ nên kết hợp thêm luyện tập một số bài tập yoga, tập thiền và tập thở để hỗ trợ cho giấc ngủ tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên áp dụng các biện pháp giúp thư giãn tinh thần như massage cổ vai gáy, ngâm chân nước ấm,…
Hy vọng, những thông tin bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu rõ được thông tin về những loại thuốc chữa mất ngủ thường gặp và các tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng. Quá trình sử dụng thuốc ngủ bạn cần tìm hiểu những thông tin cần lưu ý giúp hạn chế tác dụng phụ và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.