Những loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm nào tốt? là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc bởi hiện nay đang có rất nhiều loại thuốc trên thị trường. Việc dùng thuốc để điều trị bệnh bệnh xương khớp giúp làm thuyên giảm triệu chứng bệnh và góp phần hồi phục cải thiện sức khỏe xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về những loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm đem lại hiệu quả tốt.
Xem thêm:
- TOP 5 bài thuốc đông y trị đau nhức xương khớp hiệu quả
- 14 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả dễ tìm
- Đau vai gáy uống thuốc gì? Top 8 loại thuốc bạn nên dùng khi đau vai gáy
- 20 Cây thuốc nam chữa đau lưng hiệu quả dễ tìm trong vườn
Nội dung bài viết
1. Khi nào cần dùng thuốc để chữa thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra khi có tổn thương lớp bao xơ phía ngoài, gây rách và khiến cho phần nhân nhầy bị thoát ra ngoài.
Khi đó, người bệnh sẽ có các biểu hiện đau nhức dữ dội dội ở vùng bị thoát vị do lượng chất nhầy gây chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và tủy sống. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại cũng như vận động của người bệnh.
Do đó, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gần như không thể trị khỏi hoàn toàn được nên chỉ có thể dùng các loại thuốc để cải thiện và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.
2. Những nhóm thuốc chữa thoát vị đĩa đệm
Dưới đây là những loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng trong quá trình điều trị, người bệnh có thể tham khảo một số thuốc như sau:
2.1. Thuốc uống Ibuprofen
Tác dụng của thuốc Ibuprofen tương tự với Aspirin. Thậm chí thuốc còn giúp cải thiện tình trạng đau nhức chỉ trong khoảng 5 – 10 phút. Liều dùng được khuyến cáo là 200 – 400mg/lần, thời gian giãn cách là từ 4 – 6 tiếng.
Lưu ý, người bệnh không dùng quá 3200 mg/ngày nhằm tránh các biến chứng như buồn nôn, đau nhức đầu, viêm loét dạ dày-tá tràng, suy giảm thị lực,…
2.2. Sử dụng thuốc Naproxen
Naproxen có tác dụng kháng viêm và giảm đau. Liều dùng tối đa trong ngày chỉ khoảng 220mg, tình trạng bệnh nặng có thể sử dụng thuốc với liều cao nhưng cần sự cho phép và chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc liều cao trong một thời gian dài, bạn có thể gặp phải tác dụng phụ như xuất huyết bao tử, tăng huyết áp và nghiêm trọng nhất là có thể dẫn đến đột quỵ.
2.3. Dùng thuốc Aspirin
Aspirin chuyên trị giảm đau lưng, giảm đau cột sống và thoát vị đĩa đệm. Nhưng thuốc có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng với liều cao (xuất huyết bao tử hoặc viêm loét).
Vì vậy mà bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc trong một thời gian dài. Liều lượng sử dụng an toàn là 2 viên/ngày, mỗi lần uống cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ. Đồng thời, trong vòng 24 giờ, bạn không dùng quá 12 viên.
2.4. Dùng thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol hay còn được gọi là Acetaminophen, đây là thuốc được chỉ định phổ biến cho những bệnh nhân có cơn đau ở mức độ vừa và nhẹ. Do Paracetamol chỉ có tác dụng giảm đau chứ không giúp chống viêm nên thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không kèm theo triệu chứng viêm khớp.
Đây là thuốc khá an toàn nếu như bệnh nhân sử dụng đúng liều và đúng cách. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số trường hợp chống chỉ định dùng paracetamol như người có tiền sử dị ứng với thành phần của thuốc và người bị suy gan nặng.
2.5. Nhóm thuốc NSAIDs điều trị thoát vị đĩa đệm
Các thuốc kháng viêm không steroid được sử dụng phổ biến là: Meloxicam, Diclofenac… được dùng để bôi tại chỗ, tiêm hoặc uống. Liều dùng cụ thể như sau:
Meloxicam: Đây là thuốc dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm trong thời gian ngắn.
- Dạng tiêm: Tiêm 1 lần/1 ngày (không quá 15 mg/ngày).
- Dạng uống: Uống 7,5mg/lần/ngày.
Diclofenac: Được dùng cho người bị đau nhức xương khớp và thoát vị đĩa đệm.
- Người lớn uống mỗi ngày từ 75 – 150mg (chia thành 2-3 lần/ ngày).
- Trẻ em uống dưới 10mg/ngày và theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
2.6. Thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs kê đơn
Các NSAIDs thường được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Những thuốc này vừa có tác dụng giảm đau, vừa giúp giảm viêm, đó chính là điểm khác biệt với thuốc paracetamol.
Các thuốc nhóm Nsaids thuộc nhóm kê đơn sẽ có hàm lượng hoạt chất cao hơn các chế phẩm không kê đơn tương ứng. Vì vậy mà tác dụng giảm đau, giảm viêm của chúng cao hơn thuốc không kê đơn kèm theo các tác dụng không mong muốn cũng sẽ cao hơn.
Nhìn chung, các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol và nhóm NSAIDs có khả năng giảm đau tương đối tốt với các cơn đau ở cường độ nhẹ đến trung bình. Khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý kỹ những tác dụng không mong muốn và hạn chế việc lạm dụng thuốc.
2.7. Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)
Nhóm thuốc này được chỉ định trong trường hợp có cơn đau từ trung bình đến nặng. Nó cũng có thể được dùng cùng với những thuốc giảm đau thông thường. Nhưng bởi vì đặc tính gây nghiện mà loại thuốc này thường chỉ được dùng trong thời gian ngắn khi các loại thuốc khác không cải thiện đáng kể tình trạng đau.
Các loại thuốc được dùng phổ biến như: Morphin, Codein.
Chống chỉ định đối với bệnh nhân suy gan nặng, suy hô hấp nặng, động kinh và người nhạy cảm với các thành phần thuốc.
Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, táo bón,…
2.8. Nhóm thuốc giảm đau thần kinh
Nhóm thuốc này được dùng trong trường hợp khi bị thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh tọa. Thuốc giảm đau thần kinh loại này sẽ giúp hạn chế những cơn đau ở dây thần kinh.
Các loại thuốc được dùng phổ biến: Pregabalin, Gabapentin.
Chống chỉ định trong trường hợp cơ địa nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc và người không dung nạp, kém hấp thu glucose, galactose. Người bị suy thận nặng, tiểu đường, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tác dụng phụ: Hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ…
2.9. Thuốc giãn cơ chữa thoát vị địa đệm
Loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm này có tác dụng giảm bớt tình trạng đau nhức khó chịu bởi thuốc giúp giảm co cơ. Thuốc giãn cơ thường được chỉ định sử dụng khi đĩa đệm bị thoát vị gây ra co thắt cơ. Các loại thuốc giãn cơ này dùng trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cần phải đáp ứng thêm các yêu cầu khác như không làm quá yếu lực cơ và ít ức chế hệ thần kinh trung ương.
Những loại thuốc được dùng phổ biến: Diazepam, Metaxalone.
Chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc; người bệnh bị nhược cơ nặng.
Tác dụng phụ: Gây chóng mặt, buồn ngủ và ảnh hưởng đến chức năng gan thận…
2.10. Thuốc giúp tăng tái tạo bao myelin
Đây là thuốc được dùng như là một trong những thuốc chữa trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hoặc để chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5. Bởi vì nó có tác động lên dây thần kinh ngoại biên bị các nhân nhầy đĩa đệm chèn ép. Các thuốc này giúp tái tạo bao myelin – bao quanh và bảo vệ sợi dây thần kinh.
Những loại thuốc phổ biến như: Uridine, Cytidine.
Chống chỉ định đối với người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bị động kinh và co thắt cơ, phụ nữ mang thai và cho con bú cần phải thận trọng.
2.11. Thuốc bổ sung vitamin cho thần kinh
Người bệnh có thể dùng một số loại vitamin bổ thần kinh như các vitamin nhóm B (B12, B1, B6), các loại thuốc giảm đau dây thần kinh như thuốc neurontin. Những loại thuốc không có chỉ định tiêu dùng như các thuốc giảm đau chống sưng viêm có steroid như thuốc dexamethason, prednisolon… Bởi vì dùng toàn thân nên có rất nhiều các tác dụng phụ không mong muốn.
Trong một số trường hợp đặc biệt, cơn đau nhiều mà không thể đáp ứng được bằng các biện pháp nêu trên, đặc biệt là có kèm theo phù tủy cần phải sử dụng methylprednisolon cho đường tĩnh mạch với liều lượng cao, dùng ngắn ngày để làm giảm đau tức thì nhưng cần phải có chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa và theo dõi các biến chứng khi dùng thật chặt chẽ.
Liều lượng tham khảo bổ sung như sau:
- Vitamin B12: 100 – 500mcg/ngày
- Vitamin B1: 1,5 mg/ngày
- Vitamin B6: 2mg/ngày
2.12. Sử dụng thuốc tiêm methylprednisolon
Trường hợp hy hữu khi bệnh nhân bị đau nhiều và không đáp ứng được với các loại thuốc trên, đặc biệt là người bệnh còn bị phù tủy thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiêm methylprednisolon đường tĩnh mạch với liều cao, ngắn ngày và giảm liều nhanh. Việc tiêm tĩnh mạch này cần phải có sự chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa và bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ quá trình sử dụng và các biến chứng có thể xảy ra.
2.13. Thuốc giảm đau thần kinh tọa
Khi bị thoát vị đĩa đệm có thể gây ra bệnh đau thần kinh tọa nên người bệnh có thể áp dụng theo các biện pháp như sử dụng các thuốc giảm đau tại chỗ như dùng hydrocortison để tiêm ngoài màng cứng với liệu trình tiêm 3 mũi/đợt, mỗi mũi tiêm cách từ 3-7 ngày thì có thể tiêm mũi tiếp theo và đây là cách cũng khá hiệu quả cho việc giảm đau dây thần kinh và đau do thoát vị đĩa đệm.

Lưu ý: Nếu tiêm ở ngoài màng cứng thì sẽ phải thực hiện ở các cơ sở y tế chuyên khoa về xương khớp và bác sĩ phải có kinh nghiệm cũng như tiêm trong điều kiện môi trường vô khuẩn tuyệt đối.
Trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, mới bắt đầu phát bệnh thì thường sử dụng những loại thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm giảm đau thông thường, đồng thời kết hợp với thuốc chống viêm không steroid và các thuốc chống co cứng cơ.
Trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp tiêm ngoài màng cứng để giảm đau bằng thuốc hydrocortancyl 3-5ml và tiêm theo đường liên gai cột sống.
2.14. Bổ sung viên uống Glucosamine
Glucosamine trong cơ thể có vai trò rất quan trọng như chất dẫn để hình thành và phát triển các lớp sụn, mô xương khớp. Việc bổ sung Glucosamine cũng là một trong những biện pháp hỗ trợ sự phục hồi của sụn khớp, giúp làm chậm quá trình thoái hóa và giảm đau cho người bị thoát vị đĩa đệm. Cần lưu ý, không nên dùng Glucosamine quá liều và quá thời gian so với chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Các loại thuốc phổ biến như: Glucosamin.
Chống chỉ định với người có cơ địa dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, người bị tiểu đường, hạ đường huyết cũng cần thận trọng.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy, táo bón đau đầu, đỏ da… Thông thường để làm giảm bớt các tác dụng không mong muốn này, Glucosamine nên được dùng sau khi ăn.
Lưu ý: Các loại thuốc tây đều có chung một đặc điểm chính là chỉ làm giảm đau tức thời chứ không bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để phục hồi các tổn thương tại đĩa đệm. Vì vậy, khi ngưng sử dụng, các triệu chứng có thể tái phát nặng hơn. Tốt nhất là bạn nên lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và không nên lạm dụng thuốc tùy tiện.
3. Những lưu ý khi dùng thuốc để chữa thoát vị địa đệm
Để đảm bảo quá trình điều trị an toàn và đạt được hiệu quả cao khi dùng thuốc để trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần phải lưu ý những điều sau:
- Chỉ sử dụng thuốc tây để chữa thoát vị đĩa đệm dưới sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng của bản thân, các loại thuốc đang sử dụng để tránh tình trạng tương tác thuốc.
- Hỏi kỹ bác sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc, đặc biệt là đối với những người có công việc phải vận hành máy móc và phương tiện giao thông.
- Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có những biểu hiện bất thường hãy thông báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời.
- Đi tái khám đúng lịch hẹn với bác sĩ để được đánh giá hiệu quả của thuốc.
- Người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng ăn uống tốt cho xương khớp. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đều đặn và phù hợp với thể trạng của bản thân. Tuy nhiên, trong thời gian có cơn đau dữ dội thì người bệnh nên nghỉ ngơi 1 – 2 ngày và hạn chế bê vác nặng cũng như thay đổi tư thế đột ngột.
Trên đây là bài viết về những loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm để giúp người bệnh có thể sử dụng đúng loại thuốc cần dùng với tình trạng bệnh của bản thân. Đặc biệt, cần phải sử dụng dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng không mong muốn.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone