Có nhiều bài thuốc trị đau lưng khác nhau, phù hợp với từng tình trạng của người bệnh. Vậy các bài thuốc trị đau lưng phổ biến hiện nay là gì, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu.
Xem thêm:
- Top 6 Loại Thuốc Bổ Sung Canxi Cho Người Lớn Tốt Nhất
- Đau khớp cổ chân khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách xử lý
- [Giải đáp] Người bị đau khớp cổ chân có nên đi bộ không?
- TOP những bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Nội dung bài viết
1. Một số thông tin về tình trạng đau lưng
Đau lưng là cảm giác đau ở bất kỳ vùng nào của lưng, như là đau vùng cổ, lưng giữa, lưng dưới hoặc đau xương sống, đau xương chậu. Trong đó, vùng thắt lưng là vị trí hường bị đau nhiều nhất.
Các cơn đau lưng có thể là cấp hoặc mãn tính, tùy thuộc vào thời gian diễn ra. Đau lưng gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cuộc sống, thậm chí có thể dẫn tới suy nhược cơ thể.
Về nguyên nhân, đau lưng xảy ra khi xuất hiện bất kì cấu trúc nào thuộc lưng các phần cơ bắp, dây chằng, gân, đĩa đệm, sụn và xương… có vấn đề. Thông thường, nguyên nhân gây ra đau lưng được chia thành:
- Do căng thẳng hoặc chấn thương như căng cơ hoặc căng dây chằng, co thắt cơ bắp, gãy xương,ngã…
- Do vấn đề về cấu trúc như: Vỡ đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, bị cong vẹo cột sống, loãng xương,…
- Do động tác và tư thế xấu: Ngồi cong lưng thường xuyên, mang vác vật nặng, chúi đầu về phía trước quá lâu, lái xe trong thời gian dài, ngủ trên đệm nâng đỡ kém…
- Các nguyên nhân khác như: Hội chứng Equina Cauda, ung thư cột sống, nhiễm trùng ở cột sống, rối loạn giấc ngủ, bệnh zona,…
- Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ bị đau lưng gồm: nghề nghiệp, mang thai, ít vận động, thể lực kém, béo phì, hút thuốc…

2. Đau lưng khi nào cần thông báo ngay cho bác sĩ?
Thông thời, người bệnh có thể kiểm soát các cơn đau lưng tại nhà bằng một số phương pháp giảm đau đơn giản cùng với việc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, người bệnh nên ngay lập tức cấp cứu, nếu như có các vấn đề sau:
- Tê hoặc ngứa ran ở xung quanh bộ phận sinh dục hoặc mông.
- Khó khăn khi đi tiểu.
- Mất kiểm soát ở bàng quang hoặc ruột.
- Đau ngực, sốt.
- Giảm cân một cách không kiểm soát.
- Sưng hoặc xảy ra biến dạng ở lưng.
- Tình trạng đau lưng không được cải thiện sau khi nghỉ ngơi.
- Đau lưng khởi phát sau khi gặp một tai nạn nghiêm trọng.
- Cơn đau làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ.
- Cơn đau trở nên tồi tệ hơn khi hắt hơi, ho hoặc là đi vệ sinh
- Cơn đau xuất phát từ phía đỉnh lưng, giữa vai.
3. Một số loại thuốc trị đau lưng hiệu quả là gì?
3.1. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID )
NSAID hay thuốc chống viêm không steroid, là một trong những loại thuốc giảm đau, kháng viêm được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
NSAID bao gồm cả 2 dạng không kê đơn và kê đơn, NSAID không kê đơn có thể dùng trong các trường hợp đau lưng từ nhẹ đến vừa, NSAID kê đơn có tác dụng giảm đau mạnh hơn, có thể dùng trong các trường hợp bị đau lưng nặng hơn.
Về cơ bản, cả 2 dạng này đều có cơ chế giảm đau giống nhau, hoạt động bằng cơ chế ức chế enzyme cyclooxygenase (COX). Có hai loại enzym COX đó là COX-1 và COX-2. Trong đó, enzyme COX-1 bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi bị acid dịch vị và hóa chất tiêu hóa. Còn COX-2 được sản xuất ra khi khớp bị thương hoặc bị viêm. Các NSAID truyền thống sẽ ngăn chặn sản xuất cả COX-1 và COX-2, còn NSAID thế hệ mới thì sẽ ức chế chọn lọc đối với COX-2.
3.2. Aspirin
Về cơ bản, Aspirin là một trong những loại thuốc giảm đau không kê đơn thuộc nhóm NSAID. Tuy nhiên, Aspirin có một số ưu điểm riêng mà các NSAID khác không có, điển hình nhất đó là aspirin có tác dụng chống lại sự hình thành các cục máu đông.
Chính vì vậy, khi sử dụng sẽ giúp giảm khả năng hình thành các cục máu đông – tác nhân có thể gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Trong khi đó, các NSAID khác không có tác dụng này.
Thuốc này có thể làm giảm đau lưng từ nhẹ tới trung bình, hoạt động bằng cách ức chế enzym COX, từ đó dẫn đến sự ức chế tổng hợp các chất gây viêm, đau cũng như các sản phẩm chuyển hóa khác.
Đa số những người từ 16 tuổi trở lên có thể sử dụng aspirin một cách an toàn. Tuy nhiên, Aspirin cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như là: khó thở, sốc phản vệ, co thắt phế quản, mệt mỏi, yếu cơ, gây độc cho gan và thận…
3.3. Các thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)
Opioids hay còn được gọi là các thuốc giảm đau gây nghiện, là loại thuốc phải có sự kê đơn theo chỉ định của bác sĩ để điều trị các cơn đau lưng ở mức độ dai dẳng tới nghiêm trọng.
Nhóm hoạt chất này có nguồn gốc từ các cây thuốc phiện hoặc được tổng hợp. Cơ chế hoạt động bằng cách gắn vào các protein được gọi là các thụ thể opioid ở trên các tế bào thần kinh bên trong não, tủy sống, ruột và ở các bộ phận khác của cơ thể. Từ đó nó chặn các dẫn truyền đau được gửi từ cơ thể qua tủy sống tới não.
Mỗi loại opioids khác nhau sẽ có khả năng và thời gian giảm đau khác nhau. Như morphin và pethidin là những thuốc có tác dụng đối với các cơn đau từ vừa đến nặng, đặc biệt các cơn đau do nội tạng. Còn Codein là một thuốc giúp giảm đau nhẹ hơn, phù hợp với các cơn đau từ nhẹ đến vừa.
Trước khi kê đơn thuốc opioids để điều trị cơn đau lưng, bác sĩ sẽ cần xem xét chi tiết tiền sử bệnh của người bệnh cùng với các yếu tố liên quan. Từ đó sẽ giúp cho bác sĩ xác định xem việc sử dụng opioids có phù hợp với người bệnh hay không.
Trong khi dùng opioid, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tái khám thường xuyên cũng như làm các xét nghiệm định kỳ để theo dõi về những tác dụng phụ.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng opioids để chữa đau lưng là: buồn nôn, nôn, táo bón, buồn ngủ. Opioids cũng có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng đe dọa tính mạng, như: hô hấp yếu, nhịp tim chậm, mất ý thức,… Nếu như người bệnh đột ngột ngừng dùng opioids có thể gặp các triệu chứng thần kinh như là bồn chồn hoặc mất ngủ.
Vì thế, để sử dụng Opioid an toàn, hãy lưu ý rằng cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ và chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ
3.4. Các thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ là các thuốc dùng để điều trị các cơn co thắt cơ hoặc co cứng cơ.
Co thắt cơ là những cơn co thắt một cách đột ngột, không tự nguyện của một cơ hoặc một số nhóm cơ nào đó. Hiện tượng này liên quan đến các tình trạng như là đau lưng dưới, đau cổ hay đau cơ xơ hóa.
Còn co cứng cơ là một sự co thắt liên tục gây ra tình trạng cứng, căng cơ, làm cản trở đối với việc đi lại, giao tiếp hoặc di chuyển bình thường. Co cứng cơ thường thường xảy ra là do chấn thương các bộ phận của não hoặc là tủy sống liên quan đến vận động. Các vấn đề có thể gây ra tình trạng co cứng cơ bao gồm: đa xơ cứng, bại não, xơ cứng teo cơ một bên.
Các thuốc giãn cơ được chia thành 2 nhóm đó là thuốc chống co thắt và thuốc chống co cứng.
- Thuốc giãn cơ: Dùng cho các trường hợp bị đau lưng hoặc đau cổ cấp tính thường được kê đơn dùng trong ngắn ngày để làm giảm bớt nguy cơ phụ thuộc hoặc là lạm dụng vào thuốc.
- Một số tác dụng phụ phổ biến nhất đó là liên quan đến các thuốc giãn cơ đó là buồn ngủ và chóng mặt. Do các thuốc này có thể làm suy yếu hệ thống thần kinh trung ương, khiến cho người bệnh không tỉnh táo.
- Thuốc giãn cơ gây nguy cơ tới sức khỏe khi chúng được sử dụng cùng với một số loại thuốc và chất bổ sung, bao gồm: Opioid, các thuốc hỗ trợ giấc ngủ. Người bệnh hãy chắc chắn rằng bác sĩ biết tất cả các loại thuốc và các thực phẩm bổ sung mà người bệnh đang dùng trước khi bắt đầu điều trị.
3.5. Các thuốc chống trầm cảm
Các thuốc chống trầm cảm được cho là có tác dụng tốt đối với các cơn đau do:
- Bị viêm khớp.
- Tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường, bệnh zona.
- Đau thần kinh do các nguyên nhân khác như bệnh thần kinh ngoại biên, chấn thương tủy sống, đột quỵ và phóng xạ.
- Chứng đau đầu, đau nửa đầu, đau mặt, đau cơ xơ, đau lưng dưới, đau vùng xương chậu, đau do đa xơ cứng…
Cơ chế giảm đau của các loại thuốc này cho đến hiện nay vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ. Một số ý kiến cho rằng, các thuốc chống trầm cảm có thể hoạt động ở trong hệ thống thần kinh trung ương (bao gồm cả não và tủy sống) để giảm bớt tín hiệu đau. Ngoài ra, các thuốc này cũng có thể giúp giải quyết nỗi đau về thể chất và cảm xúc.
Trong đa số các trường hợp, các bác sĩ kê đơn thuốc chống trầm cảm với liều thấp hơn để điều trị đau lưng so với chỉ định trong điều trị trầm cảm.
Hiện nay, có nhiều loại thuốc chống trầm cảm khác nhau nhưng có 4 loại thường được kê đơn cho các trường hợp đau lưng mãn tính đó là:
- Các thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)
- Thuốc ức chế tái quá trình hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI).
- Các chất ức chế việc tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
- Thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine và dopamine (NDRI)
Các thuốc chống trầm cảm có thể gây ra một số tác dụng phụ như là: buồn ngủ, chán ăn, táo bón, khô miệng, mệt mỏi, làm tăng nhẹ nguy cơ bị suy nghĩ tiêu cực hoặc hành động tự tử…
4. Một số bài thuốc trị đau lưng theo dân gian
Điều trị đau lưng tại nhà cũng có thể đem lại hiệu quả đáng kể, giúp tiết kiệm các chi phí cho người bệnh. Sau đây là một số bài thuốc dân gian vừa đơn giản vừa dễ thực hiện mà người bệnh bị đau lưng có thể tham khảo:
4.1. Đu đủ xanh
Trong dân gian thường áp dụng bài thuốc với đu đủ xanh để giảm bớt cơn nhức mỏi lưng hiệu quả. Đó là do trong đu đủ chứa nhiều hoạt chất papain, có thể giúp giảm đau, thông mạch và tiêu viêm. Cách thực hiện này đó là sao nóng đu đủ xanh, rồi cho vào trong khăn mỏng rồi chườm lên trên vùng lưng bị đau, áp dụng khoảng 3 lần mỗi tuần để giảm bớt cơn đau.
4.2. Ngải cứu
Ngải cứu được đánh giá cao trong công dụng giúp tiêu viêm, giảm đau lưng và tổn thương xương khớp. Bởi vì trong ngải cứu có chứa tinh dầu và nhiều hợp chất tốt như là acid amin, adenin, flavonoid và cholin.
Cách thực hiện: Rửa sạch một nắm lá ngải cứu, để ráo rồi cho muối trắng vào sao nóng. Sau đó cho hỗn hợp vào trong khăn sạch chườm nóng lên vùng lưng bị đau. Nên chườm ngải cứu tại chỗ đau khoảng 2 đến 3 lần để giúp giảm nhanh cảm giác khó chịu.
4.3. Lá lốt
Các thành phần như là benzyl axetat, beta caryophylen, alkaloid và tinh dầu có trong lá lốt rất tốt cho những người mắc các bệnh lý về cơ xương khớp. Đó là do tính ấm của lá lốt có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, giảm đau và bài trừ phong hàn.
Cách thực hiện: Lấy một nắm lá lốt sau khi nghiền nhỏ, rồi cho vào chảo rang nóng cùng với muối hạt. Sau đó bọc vào trong tấm vải sạch, rồi chườm lên vùng lưng bị đau nhức.
4.4. Gừng
Gừng cũng là một trong những phương pháp dân gian được dùng phổ biến để giảm đau cơ lưng. Đó là do trong gừng có chứa nhiều hoạt chất với tác dụng giảm đau, kháng viêm và lưu thông máu.
Cách làm: Gừng tươi sau khi rửa sạch, đem đập dập, ngâm cùng với rượu trắng trong 3 đến 5 ngày. Sau đó, dùng rượu gừng để xoa bóp lên vùng lưng bị đau 2 đến 3 lần mỗi ngày.

4.5. Cây xương rồng
Xương rồng có chứa các hoạt chất giúp chống oxy hóa, giảm viêm và giảm đau, đặc biệt rất tốt cho việc điều trị đau lưng và các bệnh lý về xương khớp như là Epifriedelanol, umaric, flavonoids, b-amyrin, ffriedelan-3a-ol và acid citric.
Cách làm: Xương rồng sau khi được loại bỏ gai, rửa sạch, giã nhuyễn và đem đi sao nóng cùng với muối ăn. Sau đó cho vào trong khăn mỏng rồi chườm lên vùng lưng bị đau khoảng 30 phút để đem lại tác dụng giảm đau rất hiệu quả.
4.6. Cây trinh nữ
Có thể áp dụng bài thuốc trị đau lưng từ cây trinh nữ. Đó là do cây trinh nữ có tính ôn, vị đắng, có tác dụng giúp an thần tốt và điều trị các bệnh lý liên quan xương khớp.
Cách làm: Rễ cây trinh nữ sau khi được rửa sạch, cắt nhỏ và sao vàng, đem đi pha trà uống mỗi ngày sẽ giúp giảm đau cực kỳ hiệu quả.
Trên đây là một số bài thuốc trị đau lưng gợi ý cho bạn đọc. Tuy nhiên, cần lưu ý đây là những bài thuốc mang tính tham khảo, người bệnh không nên tự ý áp dụng khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone