Các loại thuốc trị đau nhức xương khớp hiện nay tương đối đa dạng, phù hợp với nhiều trường hợp bệnh với các mức độ khác nhau. Vậy hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về một số loại thuốc trị đau nhức xương khớp được sử dụng phổ biến hiện nay.
Xem thêm:
- 14 Loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả phổ biến
- TOP 5 bài thuốc đông y trị đau nhức xương khớp hiệu quả
- 14 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả dễ tìm
- Đau vai gáy uống thuốc gì? Top 8 loại thuốc bạn nên dùng khi đau vai gáy
Nội dung bài viết
1. Một số biểu hiện của cơn đau nhức xương khớp
Mức độ đau nhức xương khớp sẽ có sự khác nhau ở mỗi người, thế nhưng khi cơn đau xuất hiện thường sẽ mang theo những biểu hiện đặc trưng dưới đây:
- Khi ấn vào các khớp sẽ có cảm giác nhói đau.
- Tê mỏi và cứng cơ khiến cho các cử động không linh hoạt.
- Cơ thể bị mệt mỏi và ngủ không yên giấc.
- Khớp xuất hiện tình trạng bị sưng, đỏ và nóng.
- Vùng khớp đau nhức bị ngứa sẽ gây ra cảm giác khó chịu.
- Khả năng vận động bị suy giảm.
Những dấu hiệu này có thể không xảy ra cùng lúc và xuất hiện một cách không rõ ràng. Điều đầu tiên khi có các dấu hiệu đó là đi khám tại các chuyên khoa xương khớp ở bệnh viện lớn. Bác sĩ sẽ xác định các nguyên nhân cũng như tình trạng đau nhức xương khớp ở mỗi người để tư vấn thuốc trị đau nhức xương khớp phù hợp.
Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, mà cần đi khám để xác định và điều trị chính xác, tận gốc các nguyên nhân gây ra bệnh, tránh xảy ra các biến chứng. Dưới đây là một số gợi ý về các loại thuốc thường được các bác sĩ sử dụng để trị đau nhức xương khớp.

2. Một số loại thuốc trị đau nhức xương khớp được sử dụng phổ biến hiện nay
Hiện nay, một số loại thuốc trị đau nhức xương khớp chủ yếu được các bác sĩ chỉ định là ở dạng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc tiêm. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả.
2.1. Thuốc giảm đau Paracetamol
Đây là một loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về xương khớp. Thuốc này sẽ giúp giảm đau, hạ sốt cho người bị bệnh khớp ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Loại thuốc này hoạt động theo cơ chế gây ức chế Cyclooxygenase (COX). Từ đó làm giảm quá trình sinh tổng hợp Prostaglandin (chất trung gian gây viêm) ở hệ thần kinh trung ương.
Paracetamol được đánh giá là tương đối an toàn, có thể sử dụng đối với cả người cao tuổi và những trường hợp mắc các bệnh lý nền. Paracetamol được chỉ định trong nhiều trường hợp như đau do bong gân, đau do các chấn thương và đau do các bệnh lý xương khớp mãn tính.
Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng thuốc paracetamol trong các trường hợp suy gan nặng hoặc người thiếu hụt G6PD.
Các tác dụng phụ không mong muốn của Paracetamol được báo cáo nhiều nhất đó là: buồn nôn, nôn và táo bón… Bên cạnh đó, một số tác dụng phụ ít gặp đó là: sốt, đau họng, vàng mắt, vàng da, đau ở vùng lưng hoặc là đau hông,…
2.2. Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Trong các trường hợp bệnh nhân sử dụng Paracetamol không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định chuyển sang dùng các thuốc khác thuộc nhóm NSAIDs như là Diclofenac, Ibuprofen, Aspirin… Khác với Paracetamol, các loại thuốc này không chỉ mang đến hiệu quả giảm đau mà còn có khả năng chống viêm. Do đó, đây cũng là một trong những nhóm thuốc chữa các bệnh lý viêm khớp phổ biến.
NSAID hoạt động bằng cơ chế ức chế cyclooxygenase toàn thân, từ đó làm giảm các phản ứng viêm và cải thiện cơn đau. So với Paracetamol, các thuốc NSAID có tác dụng giảm đau mạnh hơn.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, nếu lạm dụng NSAIDs có thể gây ra viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hoá hoặc là làm suy giảm chức năng của gan, thận,…
2.3. Các thuốc giảm đau gây nghiện (Opioids)
Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện thường được sử dụng trong điều trị cơn đau mãn tính. Nhóm thuốc trị đau khớp này được chỉ định trong các trường hợp cơn đau không có đáp ứng với Paracetamol hay là các NSAID. Opioids hoạt động bằng cơ chế ức chế thụ thể opioid ở hệ thống thần kinh trung ương nhằm giảm các cơn đau, cải thiện các cơn ho và chống tiêu chảy.
Tuy nhiên các loại thuốc Opioids có thể gây ra tình trạng nghiện nếu như sử dụng trong thời gian dài. Trên thực tế cho thấy, sử dụng nhóm thuốc này có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc và đòi hỏi phải tăng liều dùng. Một số thuốc giảm đau gây nghiện thường được các bác sĩ sử dụng, bao gồm: Morphin, Pethidin hay Codein,…
2.4. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Do có khả năng ức chế và tái hấp thu norepinephrine, serotonin nên ngoài tác dụng điều trị trầm cảm, loại thuốc này còn được sử dụng để giảm các tình trạng đau thần kinh tọa, thoái hóa khớp,… Mặc dù có thể đem lại hiệu quả giảm đau cao, nhưng các thuốc chống trầm cảm 3 vòng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro như là: gây ra tình trạng táo bón, suy giảm trí nhớ, tăng nhịp tim.
2.5. Thuốc tiêm corticosteroid trị đau nhức xương khớp
Corticosteroid là các thuốc ức chế miễn dịch có hiệu quả trong việc chống viêm và kháng dị ứng được đánh giá là mạnh. Trong trường hợp các người bệnh viêm đau nhiều, bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiêm corticosteroid để đem lại hiệu quả giảm đau tại chỗ.

2.6. Các thuốc làm giãn cơ vân
Các thuốc giãn cơ vân là nhóm thuốc có tác dụng đó là thư giãn cơ nhằm hạn chế tình trạng co cứng và co thắt cơ một cách đột ngột. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới phát sinh ra các triệu chứng đau nhức. Các thuốc trị xương khớp này chỉ được các bác sĩ sử dụng trong điều trị cơn đau mãn tính do bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm và gai cột sống…
Thông thường, các thuốc giãn cơ vân được sử dụng phối hợp với thuốc chống viêm liều thấp nhằm tăng cường tác dụng giảm đau và hạn chế các tác dụng không mong muốn khi lạm dụng NSAID dài ngày.
2.7. Thuốc Capsaicin giảm đau nhức tại chỗ
Capsaicin là một hoạt chất có thể giảm đau, được chiết xuất từ quả ớt. Chất này có tác dụng phòng ngừa và xoa dịu cảm giác đau nhức kèm theo căng cơ. Thuốc có chứa capsaicin phù hợp đối với những bệnh nhân đau nhức xương khớp do bị chấn thương, vận động quá sức, lao động nặng nhọc hay thoái hóa xương do tuổi tác.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng như là: kích ứng da, phát ban, đỏ da,…
2.8.Thuốc giảm đau xương khớp Diacerein
Diacerein là hoạt chất thuộc nhóm Anthraquinon, là loại thuốc chống thoái hóa có tác dụng chậm. Thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa, tăng cường khả năng chữa lành vết thương, hỗ trợ giảm tình trạng viêm và giảm đau. Đây là thuốc trị tình trạng đau khớp do thoái hóa.
Tùy vào tình trạng của người bệnh, thuốc này có thể được bác sĩ sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng với các loại thuốc giảm đau kháng viêm khác. Đối với trường hợp quá nặng thì bác sĩ sẽ tiêm Diacerein kết hợp cùng với thuốc chứa corticoid.
Đây là một trong những loại thuốc chữa đau nhức xương khớp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như là tiêu chảy, dị ứng, tăng men gan…
2.9. Thuốc giảm đau thần kinh Gabapentin
Gabapentin là một trong những loại thuốc giảm đau thần kinh được sử dụng rộng rãi. Thuốc phù hợp cho các bệnh nhân đau bị nhức xương khớp từ mức độ vừa đến nặng. Điển hình là các bệnh lý ảnh hưởng đến dây thần kinh như là: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,….
Thận trọng khi dùng các loại thuốc này cho phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân đang trong quá trình điều trị với thuốc Morphine,…
Thuốc này có khả năng giảm đau nhức xương khớp một cách hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý đối với các tác dụng phụ như là: mệt mỏi, buồn ngủ, tăng huyết áp hoặc tăng cân…
2.10. Các loại vitamin tốt cho sức khỏe xương khớp
Người bị các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể bổ sung thêm các loại vitamin như là B1, B6, B12… Các loại vitamin này sẽ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng, bổ sung vi chất giúp cho người bệnh có thể vận động linh hoạt hơn.
Liều dùng được khuyến cáo đó là:
- Vitamin B1: khoảng 1,5mg/ngày.
- Vitamin B6: khoảng 2mg/ngày.
- Vitamin B12: từ 100 – 500mg/ngày.
3. Các loại thuốc dân gian trị đau nhức xương khớp
Bên cạnh các loại thuốc tây, trong dân gian có lưu truyền một số bài thuốc dân gian có thể giúp giảm tình trạng đau nhức xương khớp được nhiều người bệnh ưa chuộng và đem lại hiệu quả đáng kể.
3.1. Hỗn hợp mật ong và bột quế
Kết hợp mật ong với bột quế sẽ tạo ra một bài thuốc giúp giảm viêm khớp hữu hiệu bởi vì 2 nguyên liệu này đều có tính ấm và có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Người bệnh chỉ cần hòa một thìa cà phê bột quế, hai thìa cà phê mật ong cùng với một chút nước ấm để tạo thành hỗn hợp sền sệt
Thoa thành một lớp mỏng hỗn hợp này lên trên vùng khớp bị đau và giữ như vậy trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày nên đắp 1 lần và duy trì trong 1 tuần để bài thuốc mật ong kết hợp với bột quế này có thể hỗ trợ giảm đau và giúp giảm sưng khớp hiệu quả.
3.2. Rượu nếp ngũ gia bì chữa đau nhức xương khớp
Cây ngũ gia bì hay còn được gọi là cây sâm nam khi nấu cùng với gạo nếp sẽ tạo thành món cơm rượu nếp có hiệu quả hỗ trợ giảm bớt tình trạng đau nhức xương khớp. Nguyên liệu cần có để nấu loại cơm rượu này đó là 50g ngũ gia bì, 500g gạo nếp và một chút men rượu.
Trước tiên, sắc ngũ gia bì đã rửa sạch với khoảng 3 bát nước trong thời gian từ 30 – 40 phút (để lửa nhỏ). Tiếp sau đó, lọc lấy nước ngũ gia bì dùng để làm nước nấu cơm nếp.
Khi cơm nếp chín, xới cơm lên và để nguội rồi trộn đều cùng với men rượu đã chuẩn bị. Cuối cùng, chờ cơm nếp lên men rồi chắt lấy phần nước uống trong khoảng 7 ngày, cảm giác đau nhức xương khớp có thể được thuyên giảm.
3.3. Đắp cam nướng phèn chua
Cam nướng phèn chua và hành khô có lẽ là một bài thuốc giảm đau giảm viêm xương khớp ít phổ biến nhất bởi vì các khâu thực hiện tương đối phức tạp. Trước hết phải cắt bỏ 1 khoanh nhỏ ở phần đầu và khoét một lỗ nhỏ dọc vào giữa quả cam rồi cho thêm 2 thìa cà phê hành khô băm nhuyễn cùng với chút phèn chua vào bên trong.
Nướng quả cam đã ướp với hành và phèn chua trên than cho đến khi vỏ cam chuyển sang màu đen thì lấy ra để nguội. Sau đó, cắt thành từng lát cam mỏng để đắp lên khớp bị đau và giữ trong khoảng 15 phút. Vừa đắp cam vừa kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng có thể giúp làm dịu cơn đau và giảm căng cơ.
4. Một số lời khuyên khi sử dụng các loại thuốc trị đau nhức xương khớp người bệnh cần lưu ý
Khi sử dụng các loại thuốc điều trị xương khớp, người bệnh cần chú ý một số vấn đề như:
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn và liều lượng đã được chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc một cách tùy tiện.
- Nếu thấy có hiện tượng bất thường, cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ.
- Không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau khi chưa có chỉ định từ các chuyên gia y tế.
- Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường hoạt động như là: Bơi lội, đạp xe, tập dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ.
- Không làm việc quá sức hoặc tập luyện với cường độ quá cao.
- Xây dựng thói quen đứng thẳng, tránh thói quen nằm hoặc ngồi quá lâu một chỗ. Luôn giữ lưng thẳng trong khi ngồi làm việc.
- Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý để tránh áp lực lên các khớp xương..
- Ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, glucosamin.
- Tận dụng nguồn vitamin D có trong nắng sớm.
Như vậy, bài viết đã đưa ra một số gợi ý về các loại thuốc trị đau nhức xương khớp phổ biến. Điều cần chú ý đó là người bệnh không được tự ý sử dụng các loại thuốc, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình điều trị.
MÁCH BẠN: Viên uống GHV Bone giảm đau an toàn, Tái tạo và phục hồi chức năng khớp hiệu quả
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Viên khớp GHV BONE hiệp đồng tác dụng từ BỘT ĐẠM THỦY PHÂN và Glucosamin sulfat- kết quả nghiên cứu thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Quốc gia – Sự hợp tác của Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học Nga.

Hiệu quả CAO cho:
- Người viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, mòn sụn khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm
- Người đang trong quá trình phục hồi các chấn thương xương, khớp
- Người từ 25 tuổi trở lên muốn bổ sung các dưỡng chất dự phòng bệnh lý xương khớp, đồng thời giúp chống nhăn, làm đẹp da.
- Người thường xuyên lên xuống cầu thang, tập yoga, gym, vận động viên thể thao, lao động nặng nhọc….
- Viên Khớp GHV Bone – Hoàn toàn không chứa Corticoid
CÔNG DỤNG:
- Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Giúp giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, khô khớp, gai xương khớp, đau mỏi….
Xem chi tiết và đặt hàng tại đây: https://duocmyphamkhanglinh.vn/ghv-bone