Đau bụng kinh là triệu chứng phổ biến thường gặp ở mọi chị em. Mỗi lần chu kỳ kinh nguyệt ghé thăm chị em lại rơi vào tình cảnh đau bụng khó chịu mệt mỏi, uống thuốc giảm đau bụng kinh là lựa chọn của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn băn khoăn lo lắng không biết uống thuốc giảm đau bụng kinh có gây vô sinh không? Bài viết dưới đây, Dược Mỹ Phẩm Khang Linh sẽ giải đáp cho bạn về thắc mắc này, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Xem thêm:
- [Tư vấn] Nên tẩy tế bào chết body mấy lần 1 tuần?
- [Bật mí] Tác dụng của vitamin E đối với buồng trứng
- Top 5 thực phẩm chức năng tốt cho phụ nữ tuổi 40
- [Giải đáp] Phụ nữ vô kinh có thai được không?
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây đau bụng kinh
Đau bụng kinh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến một số nguyên nhân như:
Do vận động mạnh: trong kỳ kinh nguyệt phụ nữ vận động mạnh, chạy nhảy hoặc làm việc nặng… cũng gây đau bụng kinh. Bên cạnh đó ít vận động, ngồi một chỗ quá nhiều cũng gây đau bụng kinh.
Do cổ tử cung quá hẹp khiến kinh nguyệt khó lưu thông ra ngoài thường gây đau bụng kinh. Hoặc do đặt vòng tránh thai, do gen di truyền.
Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý trong kỳ kinh nguyệt: uống ít nước, ăn nhiều đồ lạnh, đồ có tính hàn, không giữ ấm bụng… Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên hiện tượng đau bụng kinh.
Do yếu tố nội tiết, sự gia tăng bất thường progesterone và gia tăng prostaglandin trong máu tác động đến cơ tử cung nên thường gây đau bụng kinh.
Tử cung co thắt không bình thường hoặc quá co thắt, làm cho tử cung không dễ dàng thả lỏng bình thường, do đó sẽ gây ra hiện tượng đau bụng kinh.
Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể do những bất thường ở tử cung như: tử cung phát triển không tốt, vị trí của tử cung không bình thường, tử cung lùi về phía sau hoặc quá ngả về phía trước cũng sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu kinh và gây đau bụng khi hành kinh.
Đặc biệt, đau bụng kinh còn có thể bắt nguồn từ một số bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, vị trí nội mạc tử cung không bình thường, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung…

Đau bụng kinh có ảnh hưởng sinh sản không?
Với những người xuất hiện các cơn đau bụng kinh âm ỉ, chỉ kéo dài 1-2 ngày với biểu hiện căng ngực, chóng mặt, mệt mỏi thì đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà các chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mỗi chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ đều bị đau bụng quằn quại, vật vã và không thể chịu đựng được cần đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời. Vì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản ở nữ giới như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung…
Uống thuốc giảm đau bụng kinh có gây vô sinh không?
Rất nhiều bạn gái trẻ khi đến chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên bị đau bụng. Những cơn đau quằn quại trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của phụ nữ. Để nhanh chóng giảm đau, một số chị em đã sử dụng thuốc uống như một thói quen thay vì tìm đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chữa trị.
Bạn có biết, những loại thuốc giảm đau nếu sử dụng sai liều lượng, điều trị sai bệnh sẽ gây tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm, thậm chí là vô sinh. Theo một tài liệu nghiên cứu được thực hiện vào năm 2005 cho biết, việc sử dụng thuốc giảm đau bừa bãi đã khiến cho 103.000 trường hợp bệnh nhân phải nhập viện và 16.500 người tử vong.
Đau bụng kinh là tình trạng co thắt ở cơ tử cung nhằm giúp tống xuất máu kinh từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo. Đến thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường bị đau bụng kinh kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,… Tuy nhiên, không phải lúc nào cơn đau bụng kinh đều là biểu hiện bình thường của chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ bị đau bụng kinh là do bệnh lý gây ra như lạc nội mạc tử cung, u nang tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…
Với những trường hợp bị đau bụng kinh do mắc bệnh, phụ nữ cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau. Việc uống thuốc điều trị bệnh không đúng sẽ gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Thực tế, rất nhiều phụ nữ bị vô sinh, hiếm muộn do sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh trong khoảng thời gian dài. Tốt nhất, chị em nên tiến hành thăm khám. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây đau bụng kinh và tiến hành chữa trị bệnh hiệu quả nhất.
Mặc dù hiện nay vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh, uống thuốc giảm đau sẽ gây vô sinh, hiếm muộn nhưng việc phụ nữ sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố cơ thể. Điều này sẽ dẫn đến các bệnh phụ khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Lâu dần sẽ tăng nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ.

Tác hại khi lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh
- Phụ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc
Một số loại thuốc chỉ mang tác dụng giảm đau tạm thời với các cơn đau mãn tính, đau đớn kéo dài. Đa số các loại thuốc này có chứa chất an thần, khi bạn sử dụng thường xuyên một cách vô tội vạ có thể gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc.
- Tổn thương gan
Vì vẫn là tân dược, khi dùng nhiều vẫn sẽ gây ra áp lực lớn lên chính lá gan, thận của bạn. Đơn cử như những loại thuốc giảm đau chứa Paracetamol là một trong những nguyên nhân gây tổn thương cho gan nếu bạn dùng mà không chú ý đến liều lượng. Khi đó, bạn luôn cảm thấy buồn nôn, chán ăn, khởi đầu cho bệnh lý suy gan. Vì vậy, liều lượng là điều mà bạn nên cẩn thận xem xét trước khi sử dụng thuốc đau bụng kinh.
Không chỉ thế, những loại thuốc giảm đau thường gây tác dụng phụ như suy thận, sỏi thận, viêm loét dạ dày,… gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của bạn.
- Bị tăng huyết áp
Căn cứ theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những phụ nữ sử dụng thuốc giảm đau không chứa Aspirine có khả năng bị cao huyết áp cao gấp hai lần so với người bình thường.
Một số cách giảm đau bụng kinh tại nhà
Thay vì sử dụng thuốc giảm đau mỗi khi đến kỳ, các chị em phụ nữ hãy cố gắng áp dụng các biện pháp giảm đau bụng kinh bên ngoài như:
Chườm ấm ở vùng bụng bằng túi chườm hoặc chai đựng nước nóng sẽ giúp khí huyết có thể lưu thông, tránh máu kinh bị vón cục
Hãy cố gắng xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đúng giờ, không được mang vác các vật nặng trong khi đang có kinh.
Có thể áp dụng biện pháp massage vùng bụng bằng gừng tươi. Biện pháp này thực hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần gọt vỏ gừng, rửa sạch và giã nhuyễn đắp trực tiếp lên vùng bụng bị đau. Gừng sẽ giúp vùng bụng ấm hơn và các cơn đau được cải thiện.
Xây dựng một thực đơn ăn uống hợp lý, nhất là bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Không được ăn thức ăn cay nóng, chua, chứa chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…)
Không nên ăn thức ăn lạnh như kem hoặc các loại nước đá vào những ngày có kinh
Bổ sung đầy đủ cho cơ thể 2 lít nước mỗi ngày và nên uống nước ấm để giảm đau bụng
Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức.
Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để giúp máu dễ lưu thông. Nên lựa chọn các bài tập nhẹ như yoga, đi bộ, đạp xe… sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn.
Tắm nước ấm mỗi ngày để tránh co thắt ở vùng bụng dưới và giúp cơ thể khỏe khoắn.
Hạn chế mang vác các vật nặng khi đang đến chu kỳ kinh nguyệt
Sử dụng thuốc giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Hy vọng những thông tin trên sẽ trang bị cho chị em những kiến thức hữu ích giúp chị em có thể giải đáp được thắc mắc: Uống thuốc giảm đau bụng kinh có gây vô sinh không? Với bất kỳ loại thuốc nào cũng vậy, nếu bạn lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra những hậu quả xấu. Do đó, để bảo vệ sức khỏe sinh sản của bản thân, phụ nữ cần phải thăm khám phụ khoa định kỳ. Đây là cách giúp bạn có thể phát hiện và kiểm soát bệnh tốt nhất.