Trong đời sống hàng ngày việc bổ sung vitamin E là vô cùng cần thiết, bởi vì loại vitamin này có nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin E không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vậy uống vitamin E có làm rối loạn kinh nguyệt không? Hãy để Dược Mỹ Phẩm Khang Linh giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Xem thêm:
- Top 6 loại thực phẩm chức năng tốt cho phụ nữ tuổi 50
- [Giải Đáp] Phụ nữ sau sinh bao lâu thì đặt được thuốc phụ khoa?
- Tìm hiểu cách làm tăng ham muốn ở nữ giới
- Bôi dầu dừa lên mặt hàng ngày có tốt không?
Nội dung bài viết
Vai trò của vitamin E đối với sức khỏe con người
Để biết uống vitamin E có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không, bạn hãy tham khảo một số công dụng của loại vitamin này.
- Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể chống lại sự gây hại của các gốc tự do.
- Vitamin E giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch như: xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
- Một số nghiên cứu cho thấy vitamin E liều cao có thể giúp trì hoãn sự tiến triển của bệnh Alzheimer thể nhẹ đến trung bình.
- Vitamin E hạn chế nguy cơ đục thủy tinh thể nhờ khả năng chống oxy hóa.
- Vitamin E thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu.
- Vitamin E góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh đãng trí, mất trí nhớ ở người cao tuổi.
- Vitamin E được sử dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp da. Đây là chất có tác dụng ngăn ngừa tình trạng da bị bong tróc, da khô, da thâm nám. Ngoài ra, vitamin E còn giúp chữa lành các vết thương trên da, ngăn ngừa tác động của tia UV.

Uống vitamin E có làm rối loạn kinh nguyệt không?
Một số chị em thường thắc mắc uống vitamin E có làm rối loạn kinh nguyệt không. Nhưng trên thực tế, vitamin E là thành phần có tác động tới sức khoẻ sinh sản nữ giới, giúp cân bằng nội tiết tố, giảm các triệu chứng kinh nguyệt. Vì vậy, có thể nói, vitamin E không phải là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt như nhiều người e ngại. Bên cạnh đó việc bổ sung vitamin E đúng cách còn giúp mang lại một số lợi ích như giảm tình trạng đau bụng khi tới kỳ kinh nguyệt.
Đại học Tarbiat Modarres tại Iran đã đưa ra nghiên cứu khoa học chứng minh điều này. Theo một cuộc khảo sát với 280 cô gái trong độ tuổi 15-17 bị đau bụng kinh, khoảng 10% trong số này bị đau bụng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt. Những người tham gia nghiên cứu được chia thành 2 nhóm, nhóm thứ nhất được uống 200IU vitamin E 2 lần mỗi ngày. Số còn lại được uống giả dược. Quá trình này sử dụng vitamin E và giả dược của hai nhóm này kéo dài trong 4 kỳ kinh nguyệt liên tiếp.
Kết quả, mức độ đau bụng và lượng máu mất đi ở nhóm được sử dụng vitamin E ít hơn hẳn so với nhóm được cho dùng giả dược. Các nhà khoa học đã cho rằng vitamin E có thể giúp giảm triệu chứng khó chịu khi hành kinh, là phương pháp an toàn, hiệu quả, và ít gây ra các tác dụng phụ. Ngoài ra, vitamin E còn giúp giảm tình trạng đau nửa đầu, đau ngực ở chị em khi tới giai đoạn hành kinh. Lý do là bởi vitamin E có thể hỗ trợ cơ thể sản xuất nhiều tiền chất giúp giảm tác dụng phụ của prolactin, thành phần gây cảm giác đau trong đó có đau đầu và đau bụng kinh. Vitamin E cũng đồng thời giữ lượng hormone của cơ thể được cân bằng tự nhiên. Điều này giúp phụ nữ trải qua kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng hơn
Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt bị rối loạn là gì?
- Mất cân bằng nội tiết tố
Trong suốt thời kỳ sinh sản của mình, người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn bao gồm từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Những điểm mốc này thường đi liền với sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, biểu hiện thành các dạng như kinh nguyệt không đều hoặc bị mất.
- Rối loạn ăn uống
Một số rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ cũng có thể làm cho kinh nguyệt không đều. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không bình thường làm biến động mức độ hoóc môn và cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng quan trọng của cơ thể, ví dụ như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.
- Tăng hoặc giảm cân
Đột nhiên tăng hoặc giảm cân cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt bởi vì những biến động trong cân nặng của phụ nữ làm nhiễu loạn mức độ hoóc môn trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự hành kinh. Hầu hết phụ nữ giảm cân đều bị kinh nguyệt thất thường, còn đôi khi phụ nữ tăng cân cũng bị tình trạng này.
- Rối loạn tuyến giáp
Phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp thường có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân do hoóc môn tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể chúng ta và vì thế ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Cho con bú
Cho con bú cũng ảnh hưởng đến lượng hoóc môn và làm rối loạn cân bằng bình thường của phụ nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại cũng phải cần một thời gian nó mới đi vào ổn định.
- Tập thể dục quá nhiều
Tập thể dục nhiều cũng làm thay đổi các hoạt động thông thường của cơ thể và gây kinh nguyệt không đều. Chẳng vậy mà hầu hết các vận động viên – những người tập thể dục rất nhiều – thường xuyên phải đối mặt với vấn đề rối loạn kinh nguyệt.
- Dậy thì
Khi mới có kinh nguyệt, hầu hết bạn gái đều có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân vì mức độ nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải mất một thời gian để ổn định và hình thành quy luật. Nói chung, các bạn gái thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên bị kinh nguyệt không đều.
- Trước khi mãn kinh
Đến giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ cũng trải qua kinh nguyệt không đều. Điều này là bình thường bởi kể từ khi mức độ hoóc môn nữ bắt đầu giảm thì chu kỳ kinh trước đó bị phá vỡ và dẫn đến kinh nguyệt không đều.
- Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong độ tuổi này, buồng trứng có thể sản sinh ra các nang làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra. Nếu tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều. Nó có nhiều triệu chứng nhận thấy được bao gồm tăng cân, mụn trứng cá, thường xuyên chậm kinh, mất kinh và rậm lông.
- Căng thẳng
Công việc căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress… sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hoóc môn cortisol. Loại hoóc môn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Sự ảnh hưởng của các loại hoóc môn này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.
Lúc này những bài tập như tập thở và thiền định có thể giúp hạ thấp xuống mức độ căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị kinh nguyệt thất thường hãy đến tham khảo ý kiến bác sĩ và có liệu trình điều trị phù hợp.
Một số biện pháp giúp điều hòa kinh nguyệt
Khi có những biểu hiện như: chu kỳ kinh nguyệt ngắn, dài thất thường hoặc lượng máu kinh khi ít khi nhiều, số ngày hành kinh không đều đặn qua mỗi tháng, trong thời gian hành kinh bị đau bụng, gây khó chịu, mệt mỏi… bạn nên:
Điều chỉnh tâm lý, chế độ sinh hoạt
Luôn có tâm cảnh và tinh thần khoan khoái trong công việc Cũng như sinh hoạt hàng ngày mỗi ngày
Phòng tránh vận động quá mạnh như chạy, nhảy hay mang vác đồ quá nặng.
Không đã khuyên nên chế độ giảm béo quá mức, vì thiếu chất cũng là nguyên do gây Rối loạn chu kỳ kinh.
Dinh dưỡng hợp lý:
Điều chỉnh lại chính sách dinh dưỡng hàng ngày: ăn đầy đủ dinh dưỡng, khẩu phần ăn cân bằng, Tránh sử dụng những rượu bia, bổ sung nhiều rau và hoa quả tươi.
Bổ sung rau xanh và chất xơ: Những loại đồ ăn nên sử dụng trong thực đơn mỗi ngày như: rau xanh, trái cây, đồ ăn giàu vitamin B có trong thịt bò, cá, trứng, sữa… hạn chế sử dụng thức ăn chứa đựng nhiều chất thừa cân và những đồ uống như: cà phê, rượu, bia…
Cần giữ vệ sinh thân hình sạch sẽ và tiến hành vệ sinh âm đạo đúng cách (vệ sinh hàng ngày, vệ sinh trong quan hệ tình dục, vệ sinh khi thai nghén) Tránh trạng thái phơi nhiễm đường sinh dục
– một trong các nguyên do gây nên Rối loạn kinh nguyệt.
Bổ sung vitamin E thế nào là đúng cách?
Dù rằng Vitamin E rất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng kéo dài với liều lượng cao thì những tác dụng tuyệt vời như: duy trì tuổi trẻ, chống oxy hóa sẽ bị tiêu diệt.
Theo một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng, uống vitamin E liều cao còn có thể làm gia tăng nguy cơ bị ung thư phổi. Nếu tiêm vitamin E liều cao vào tĩnh mạch có thể gây tử vong.
Với phụ nữ, việc bổ sung viên uống vitamin E mỗi ngày sau 30 tuổi có thể được nhưng chỉ nên dùng trong 1 – 2 tháng, sau đó nghỉ một thời gian rồi mới dùng tiếp.
Các chuyên gia khuyên rằng vitamin E chỉ nên áp dụng với những người có tình trạng da khô, chế độ ăn nghèo vitamin E. Hoặc với những người mắc bệnh lý đặc biệt như: đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh gan, suy thận, ung thư, dị ứng, viêm mãn tính và bệnh tự miễn…

Và mỗi ngày cũng chỉ sử dụng không quá 400 UI, nên dùng cách nhật 1 – 2 tháng, nghỉ 1 thời gian mới lại dùng tiếp. Còn đối với người khỏe mạnh bình thường thì cách sử dụng vitamin E để bổ sung tốt nhất vẫn là từ thực phẩm.
Tác hại khi bổ sung vitamin E quá liều
Nếu dùng vitamin E liều cao (>3.000 IU/ngày) có thể gây ra những triệu chứng sau:
- Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy
- Đau đầu, mệt mỏi
- Phát ban
- Suy giảm thị lực
- Gây rối loạn chức năng thận
Một số nghiên cứu cho thấy rằng thai phụ sử dụng quá nhiều vitamin E có thể khiến trẻ sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn bổ sung vitamin E.
Những lưu ý khi bổ sung vitamin E
Bổ sung nhiều các loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc, trứng, thịt cá, và dầu thực vật chứa nhiều vitamin E.
Đảm bảo bổ sung vừa đủ vitamin E kèm theo chất béo để có thể có thể dễ dàng hấp thụ nhất.
Không nên sử dụng vitamin E trong thời gian dài. Nên sử dụng khoảng 1 – 2 tháng sau đó ngừng một thời gian rồi mới tiếp tục bổ sung cho cơ thể.
Chỉ những người bị bệnh, da khô sạm, bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu, ung thư, suy thận hay được bác sĩ chỉ định thì mới nên bổ sung vitamin E qua thực phẩm chức năng. Các đối tượng còn lại chỉ nên bổ sung qua thực phẩm hằng ngày.
Trong quá trình bổ sung vitamin E nếu có dấu hiệu nào bất thường cần liên hệ với các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc uống vitamin E có làm rối loạn kinh nguyệt không. Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt, rèn luyện thể thao lành mạnh và khoa học để khỏe mạnh hơn.