Viêm khớp bả vai là tình trạng mà nhiều người mắc phải bởi đây là một trong những khớp xương hoạt động nhiều nhất trong cơ thể. Khi bị viêm khớp vai, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau nhức khó chịu gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về bệnh viêm khớp bả vai để được hiểu rõ hơn.
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về bệnh viêm khớp bả vai
Xương bả vai là xương nằm ở vị trí lưng trên, có hình tam giác nối xương cánh tay trên với xương đòn và thành ngực, là xương chịu trách nhiệm chính trong các chuyển động của vai. Bởi vì phạm vi hoạt động của vai rất rộng nên dễ bị tổn thương, gây cảm giác đau nhức và khó chịu. Nếu như không điều trị sớm thì bệnh sẽ phát triển thành tình trạng viêm.

Viêm khớp bả vai sẽ khiến nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt và các hoạt động. Khớp vai được xem là một trong những khớp lớn của cơ thể. Ngoài ra, khớp vai còn có các túi hoạt mạc giúp chóp xoay không bị va vào mỏm xương cùng vai khi vận động cánh tay. Bệnh viêm khớp bả vai xảy ra chủ yếu khi dây chằng bị rách hay gặp các chấn thương, túi hoạt mạc bị viêm.
Hiện nay, những người mắc bệnh viêm khớp bả vai có dấu hiệu tăng dần lên. Tại Việt Nam, có đến khoảng 2% gặp phải bệnh lý này. Tuy nhiên, bệnh nhân thường chỉ thăm khám và điều trị khi đã có biến chứng.
2. Những nguyên nhân gây bệnh viêm khớp bả vai
Nhìn chung, viêm đau xương khớp bả vai xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau tác động lên các thành xương. Việc xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp bác sĩ tìm ra được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Các chuyên gia y tế đã chia ra 2 nguyên nhân chính gây nên bệnh như sau:
2.1. Do các yếu tố chấn thương vật lý tác động
Hầu hết những trường hợp mắc bệnh đều do hệ quả của việc căng cơ hoặc chấn thương có tác động trực tiếp lên phần bả vai.
- Do tai nạn giao thông.
- Người gặp phải các chấn thương khi chơi thể thao, chấn thương khi gặp tai nạn giao thông.
- Bị va đập mạnh hoặc chống tay xuống đất gây ra áp lực lên vai như trượt ngã cầu thang.
- Người thường xuyên phải hoạt động mạnh, làm việc nặng hay bê vác đồ vật thường xuyên.
- Căng cơ do khi ngủ sai tư thế.
2.2. Do chịu ảnh hưởng của một số bệnh lý xương khớp
Đôi khi viêm đau khớp bả vai lại là một trong những triệu chứng lâm sàng của các bệnh lý xương khớp khác. Nguyên nhân này còn nghiêm trọng hơn so với các chấn thương và khó điều trị hơn.
- Thoái hóa xương khớp do quá trình lão hóa bởi tuổi cao: Khi bước sang giai đoạn tuổi 40 trở đi, hệ thống xương khớp trong cơ thể của chúng ta bắt đầu lão hóa dần. Quá trình tái tạo lại các tế bào xương bị suy giảm và thúc đẩy quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra nhanh chóng.
- Do trượt đĩa đệm
- Người bị viêm bao hoạt dịch hoặc bị viêm gân cánh tay.
- Sang chấn khớp bả vai: Gãy xương, trật khớp vai, giãn dây chằng…
- Người có tiền sử mắc một số bệnh lý khác như tim mạch, tiểu đường, các bệnh liên quan đến thần kinh.
- Người mắc bệnh lý về cơ xương khớp như thoái hóa đốt sống vai gáy, cong vẹo cột sống, loãng xương, hẹp ống sống, thoát vị đốt sống vùng cổ, đau cơ xương hóa,…
- Người có tiền sử bị gãy xương đòn, gãy xương bả vai và xương cánh tay.
- Người trải qua các phẫu thuật khớp vùng vai có thể gặp phải các biến chứng.
- Đối tượng nam giới thường có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm khớp hơn so với phụ nữ.
3. Một số triệu chứng của bệnh viêm khớp bả vai
Trường hợp khi người bệnh không biết rõ cụ thể nguyên nhân tại sao mình bị đau hay viêm bả vai, bạn có thể dựa vào những biểu hiện lâm sàng của bệnh để đến gặp bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị.
Tùy vào từng trường hợp, bệnh sẽ có biến chuyển nhanh, có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được một số biểu hiện cụ thể và dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc bệnh viêm khớp bả vai gồm:
- Xuất hiện những cơn đau nhức vai thường xuyên. Cơn đau sẽ dữ dội hơn khi vận động vùng vai đột ngột. Cơn đau thường xuất hiện về đêm khiến người bệnh mất ngủ, khó chịu hoặc thức dậy sớm vào buổi sáng do đau nhức dữ dội.
- Những cơn đau sẽ tăng dần và có thể lan đến những bộ phận khác như cánh tay và cẳng tay. Cơn đau khiến cho người bệnh không thể nằm nghiêng hay vận động vùng vai.
- Ở vị trí viêm khớp bả vai có thể xuất hiện tình trạng sưng đỏ và nóng rát khó chịu.
- Nhiều người bệnh còn có hiện tượng sốt nhẹ, cơ thể ớn lạnh và đổ mồ hôi nhiều khi xuất hiện cơn đau nhức.
- Có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo, lục cục khi cử động khớp vai.
- Người bệnh gần như không có khả năng có thể phục hồi vận động ở vùng vai.
- Xuất hiện tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress bởi các cơn đau không chấm dứt.
Người bệnh cần phải đến thăm khám và điều trị bệnh khi xuất hiện những dấu hiệu trên. Nhiều người thường chủ quan chỉ coi đây là ảnh hưởng của việc lao động quá sức, chẳng hạn như chơi thể thao hoặc bê vác vật nặng. Tuy nhiên, nếu như tình trạng viêm khớp bả vai kéo dài thì người bệnh rất có thể phải đối mặt với tình trạng mất đi khả năng vận động hoàn toàn ở vùng vai. Đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất mà bất kỳ người bệnh nào cũng có thể gặp phải.
4. Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp bả vai
Để hỗ trợ cho việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn tới đau khớp bả vai, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện những xét nghiệm cận lâm sàng, chẳng hạn như siêu âm, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ và chụp CT.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị bệnh khác nhau hoặc có thể kết hợp các phương pháp với nhau. Mục tiêu của những phương pháp này chính là có tác dụng chống viêm, giảm đau và duy trì hoạt động bình thường của khớp bả vai.
Một số phương pháp điều trị thường được sử dụng cho bệnh nhân bị viêm khớp bả vai như sau:
4.1. Sử dụng thuốc điều trị
Để làm thuyên giảm các triệu chứng đau nhức, viêm khớp bả vai, bác sĩ còn có thể kê cho người bệnh những loại thuốc chống viêm và giảm đau. Tuy nhiên, khi dùng các thuốc này, bạn cần phải tuân thủ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ bởi thuốc có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
4.2. Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu
Theo đó, với những trường hợp người bệnh bị viêm đau nhức khớp bả vai, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như sau:
- Sử dụng điện xung để làm giảm đau.
- Tác dụng nhiệt để giảm đau.
- Dùng sóng ngắn để giúp kháng viêm.
- Chiếu sóng siêu âm để giúp ngăn ngừa nguy cơ bị dính cứng khớp bả vai.
4.3. Kéo nắn hoặc vận động các khớp bả vai
Phương pháp kéo nắn được đánh giá là mang lại hiệu quả cao đối với những trường hợp người bệnh bị viêm khớp vai thể đông cứng. Để giúp đảm bảo hiệu quả và sự an toàn của người bệnh, phương pháp này thường được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ y tế và kỹ thuật viên có tay nghề cao cùng với các kỹ thuật hiện đại.
4.4. Các biện pháp hỗ trợ tại nhà
Ngoài ra, bệnh nhân có thể vận động các khớp bả vai bằng những động tác vận động như đưa vai hướng lên trên hay hướng ra phía trước hoặc ra sau.
Bệnh viêm xương bả vai không phải là một bệnh quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị được ở nhà (dựa vào tư vấn và sự tham khảo của bác sĩ). Đối với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể áp dụng:
- Chườm vai: Chườm lạnh sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức. Chườm nóng lại giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu và giãn không gian ở khớp vai. Lưu ý, người bệnh chỉ tiến hành chườm nóng khi không đi kèm với các biểu hiện sưng đỏ và nên thực hiện trước khi đi ngủ.

- Nghỉ ngơi đúng cách: Đây chính là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp bả vai được thư giãn và có khoảng thời gian để hồi phục. Như vậy bả vai sẽ bớt bị sưng tấy và giảm đau.
- Tập các bài tập nhẹ nhàng như duỗi cơ vai, ngực,…
Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh nặng hơn cần phải có sự can thiệp chuyên sâu để khắc phục bệnh. Tùy vào trường hợp bệnh, bác sĩ có thể chỉ định như sau:
- Sử dụng thuốc điều trị.
- Phẫu thuật: thường tiến hành phẫu thuật nội soi khớp vai. Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi dài và mảnh vào vùng vai để dễ dàng quan sát được toàn bộ bả vai. Sau đó sẽ rạch vết nhỏ để điều trị bệnh.
5. Cách phòng ngừa tình trạng viêm khớp bả vai
Tất nhiên, châm ngôn “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vẫn là biện pháp hiệu quả để nhằm đảm bảo thể trạng sức khỏe người bệnh tốt nhất. Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để bảo vệ bả vai của chính mình:
- Người bệnh cần phải giảm tác động và áp lực lên khớp vai liên tục. Điều này sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng bệnh lý viêm khớp bả vai.
- Tránh việc làm nặng quá sức trong nhiều giờ liền trước màn hình máy tính. Cần phải nghỉ ngơi sau khoảng 45 – 50 phút sau khi làm việc đối với dân văn phòng.
- Không nên vận động khớp bả vai trong thời gian dài đối với cường độ mạnh bởi vì rất dễ gây tổn thương. Cũng như với tất cả các bộ phận khác, khớp bả vai cần thời gian để được nghỉ ngơi, lấy lại sự dẻo dai và sự linh hoạt.
- Thận trọng trong những hoạt động, sinh hoạt hàng ngày như tham gia giao thông, chơi thể thao để tránh được các chấn thương khớp bả vai.
- Không nên thay đổi các hoạt động và tư thế vai đột ngột.
- Thường xuyên thực hiện các bài tập giúp giãn cơ đầy đủ để làm nóng và co duỗi bả vai trước khi vận động.
- Dành thời gian để nghỉ ngơi hoàn toàn sau những công việc phải sử dụng vai trong một thời gian dài.
- Trước khi chơi thể thao, người bệnh nên tập một số động tác để khởi động và giãn cơ. Không nên luyện tập thể thao ở cường độ cao trong thời gian dài.
- Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học: bổ sung canxi, vitamin D trong các loại thực phẩm như cá, trứng, sữa, đậu phụ, sữa, nấm,… giúp duy trì các cơ xương khớp được chắc khỏe.
- Khám sức khỏe chuyên khoa cơ xương khớp thường xuyên, định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể, qua đó điều trị bệnh kịp thời.
Trên đây là bài viết về tình trạng bệnh viêm khớp bả vai để giúp người bệnh có thể hiểu rõ và có những biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh kịp thời.