Viêm khớp bàn ngón tay là bệnh gì, có triệu chứng và nguyên nhân như thế nào? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không? Cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu trong bài viết về căn bệnh viêm khớp bàn ngón tay này nhé!
Xem thêm:
- Tại sao bị đau khớp ngón tay sau khi ngủ dậy?
- TOP 10 thuốc tây trị đau nhức xương khớp cho người già tốt nhất
- Mách bạn: 09 cách chữa đau cổ tay hiệu quả nhanh tại nhà
- Nguyên nhân gây đau cổ tay khi chơi cầu lông và cách xử lý
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp bàn ngón tay là bệnh gì?
Viêm khớp bàn ngón tay là tình trạng sụn khớp ở các ngón tay bị bào mòn, thoái hóa khiến cho các đầu xương chạm vào nhau. Từ đó dẫn đến sự tổn thương và viêm đau. Bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ vùng khớp nào trên bàn tay, phổ biến nhất là ở các đầu ngón tay và các khớp nối giữa các ngón tay. Đó có thể ở khớp ngón tay cái, viêm khớp ngón tay trỏ hay đau ở khớp ngón tay đeo nhẫn,…

2. Một số nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp bàn ngón tay
Theo các chuyên gia, bệnh viêm khớp bàn ngón tay có thể khởi phát từ một hoặc nhiều yếu tố nội, ngoại sinh khác nhau. Đó có thể là:
2.1. Do quá trình lão hóa, thoái hóa tự nhiên
Theo quy luật tự nhiên, bất kì ai rồi cũng sẽ già và lão hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi tuổi tác càng cao, phần sụn khớp sẽ càng suy yếu, xương dưới sụn xơ hóa sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự khởi phát của tình trạng viêm.
2.2. Chấn thương
Các tổn thương tại khớp tay khi bị tai nạn lao động, chơi thể thao… có thể gây ra trật khớp, ảnh hưởng tới bất kỳ khớp ngón tay nào. Với những trường hợp này nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh viêm khớp ngón tay.
2.3. Nhiễm khuẩn
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm khớp ngón tay. Khi các loại virus, vi khuẩn từ máu di chuyển vào màng bao quanh khớp sẽ tạo ra chất gây viêm TNF-alpha và kích hoạt phản ứng viêm ở khớp cổ tay, ngón tay.
2.4. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là một hiện tượng các dây thần kinh ở khớp cổ tay bị tổn thương. Từ đó dẫn đến tình trạng sưng viêm ở các khớp cổ tay hoặc là các ngón tay.
2.5. Tính chất công việc
Những người làm công việc như là văn phòng, thợ may… có đặc tính thường xuyên phải sử dụng đến cổ tay, ngón tay sẽ khiến cho các khớp ở những vị trí này phải hoạt động quá tải, lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng viêm, đau khớp ngón tay.
2.6. Mắc các bệnh lý về xương khớp
Một số các bệnh lý tự miễn như là: Gout, Lupus ban đỏ, tiểu đường… nếu như không được phát hiện và điều trị đúng cách thì có thể gây ra biến chứng về xương khớp. Trong đó, bệnh viêm đau khớp ngón tay là bệnh lý điển hình.
Ngoài các nguyên nhân đã kể trên ra, thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không lành mạnh, thói quen hút thuốc lá, stress, môi trường sống ẩm thấp, nhiễm lạnh,… cũng là những yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh. Trong nhiều trường hợp cũng xuất hiện viêm đau khớp ngón tay ở phụ nữ đang mang thai.
3. Một số dấu hiệu của bệnh viêm khớp ngón tay
Bệnh viêm khớp ngón tay có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng thường gặp như là:
3.1. Đau khớp ngón tay
Đây thường là triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất của bệnh viêm khớp ngón tay. Các cơn đau có thể xuất hiện từ gốc ngón tay khi cầm nắm, chụp một vật nào đó hoặc khi sử dụng lực của các ngón tay.
Thời gian đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh cầm, nắm một vật. Khi hoạt động, cảm giác cơn đau sẽ giảm bớt. Nhưng sau vài phút nghỉ ngơi, tình trạng cứng khớp và đau nhức sẽ tăng lên. Nếu như tình trạng viêm tăng nặng hơn, các cơn đau ở khớp ngón tay có thể xuất hiện ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi.
3.2. Biến dạng ngón tay
Khi bệnh có xu hướng tiến triển nặng hơn, bên cạnh gia tăng mức độ của cơn đau, ngón tay của người bệnh còn thường có xu hướng bị biến dạng. Các khớp ngón tay bắt đầu có xu hướng về một phía ( thường là về bên ngón út).
Đây là hiện tượng lệch về phía xương trụ, gây ra đau và yếu tay. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi dùng bàn tay trong những hoạt động thường ngày.
3.4. Bị biến dạng khớp liên đốt
Đây là tình trạng khớp liên đốt ngón tay bị gập hoặc duỗi quá mức, tạo thành một số biến dạng đặc trưng. Biến dạng cổ thiên nga có thể xảy ra khi các khớp liên đốt gần bị lỏng hay duỗi quá mức, trong khi đó khớp liên đốt xa bị gập lại. Biến dạng boutonniere là tình trạng khi các khớp liên đốt gần như bị gập và khớp liên đốt xa duỗi ra.
3.5. Sưng khớp liên đốt
Những khớp liên đốt gần như bị to mặt sau, xuất hiện tình trạng sưng và đau, tạo thành các nốt Bouchard. Những khớp liên đốt xa bị sưng to và tạo thành nốt Heberden.
Ngoài ra, khớp ngón tay bị viêm còn có một số triệu chứng khác như là sưng, cứng, ấm, đau tại gốc ngón tay, bị giảm sức mạnh khi cầm nắm, tầm vận động động giảm và khớp ở gốc ngón tay to ra, thường nhìn thấy cục xương.
4. Các biến chứng có thể gặp của bệnh viêm khớp bàn ngón tay
Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp bàn ngón tay có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Cụ thể như là:
- Mất khả năng vận động bình thường: Thời gian đầu mắc bệnh, nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh viêm khớp bàn ngón tay có nguy cơ phải đối diện với biến chứng mất đi khả năng vận động cơ bản, có thể như là khó cầm nắm, cứng khớp, cổ tay không xoay trái, xoay phải được.
- Teo cơ, biến dạng khớp: Khớp bàn tay lâu ngày nếu không hoạt động có thể gặp phải tình trạng bị teo cơ và biến dạng các khớp. Với nhiều trường hợp thậm chí còn có thể bị liệt khớp.
- Các bệnh lý về tim mạch: Viêm khớp bàn tay có thể gây ra nhiều biến chứng tại các cơ quan khác như là thấp khớp cấp. Biến chứng này sẽ có nguy cơ gây tổn thương tim, đặc biệt là ở van tim. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tim mạch.
5. Những đối tượng nào có nguy cơ bị bệnh viêm khớp bàn ngón tay?
Viêm khớp bàn ngón tay có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, đối với những trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.
- Béo phì.
- Người đã từng bị chấn thương gãy xương, bong gân.
- Người hơn 40 tuổi.
- Người làm công việc văn phòng, người lao động chân tay.
6. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp bàn ngón tay
Để biết chính xác được người bệnh có bị viêm khớp bàn ngón tay hay không, bác sĩ có thể sẽ tiến hành một số phương pháp chẩn đoán sau:
6.1. Thăm khám lâm sàng
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử mắc bệnh, các triệu chứng và kiểm tra trực tiếp, xem xét các dấu hiệu sưng trên khớp ngón tay.
Bên cạnh đó, bác sỹ có thể giữ khớp trong khi người bệnh thực hiện di chuyển ngón tay. Nếu như chuyển động này tạo ra âm thanh, gây đau và tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh, rất có thể phần sụn đã bị mòn khiến cho các xương cọ xát vào nhau.
6.2. Chụp X-quang
Chụp X-quang giúp phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh viêm khớp bàn ngón tay, bao gồm:
- Gai xương.
- Mòn, mất sụn.
- Mất không gian chung.
Qua hình ảnh X-quang, các bác sĩ sẽ xác định được sự thay đổi của các khớp, mức độ thoái hóa khớp do viêm cũng như là xác định được lượng sụn khớp trên bề mặt khớp.
7. Một số phương pháp điều trị bệnh viêm khớp bàn ngón tay
Sử dụng các loại thuốc tây, bài thuốc dân gian, tập thể dục… là các phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh viêm khớp bàn ngón tay. Mỗi phương pháp đều sẽ có các ưu và nhược điểm cụ thể. Một số phương pháp có thể được áp dụng như là:
7.1. Sử dụng các loại thuốc tây
Tùy thuộc vào từng tình trạng của mỗi người bệnh cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau:
- Paracetamol: Được dùng trong thời gian đầu, mới khởi phát ra các triệu chứng đau nhức do viêm khớp ngón tay gây ra.
- Thuốc kháng viêm không steroid ( NSAIDs): Các loại thuốc NSAIDs được sử dụng phổ biến đó là Ibuprofen, Naproxen… có công dụng giảm đau, chống viêm ở các vị trí xương khớp bị tổn thương.
- Sử dụng các thuốc bôi giảm đau: Người bị viêm khớp bàn ngón tay có thể dùng Capsaicin với hàm lượng thấp, thoa trực tiếp lên trên các ngón tay bị sưng đau. Trong trường hợp, người bệnh không hấp thu được Capsaicin có thể chuyển sang Salicylate.
- Tiêm Corticosteroid: Đối với những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc đã kể trên không có hiệu quả giảm đau hoặc trong các trường hợp xuất hiện dịch tích tụ ở khớp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiêm corticosteroid.
Người bệnh cần lưu ý, các loại thuốc tây có tác dụng giảm đau nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho gan, thận và ít có khả năng phục hồi lớp sụn khớp nên bệnh viêm khớp bàn ngón tay rất dễ tái phát. Vì vậy, cẩn thận trọng khi sử dụng, tuyệt đối không nên tự ý tăng, giảm liều lượng trong khi sử dụng các loại thuốc.
7.2. Một số mẹo dân gian
Với ưu điểm là sử dụng các nguyên liệu từ thảo dược, an toàn, lành tính, dễ thực hiện nên các mẹo dân gian là biện pháp được nhiều người bệnh lựa chọn. Một số mẹo người bệnh có thể tham khảo đó là:
Ngải cứu rang muối
Theo các nghiên cứu Y học hiện đại đã chỉ ra, trong ngải cứu có chứa thành phần tinh dầu như là chất gây tê tự nhiên, giúp làm giảm bớt cảm giác đau nhức tại các khớp bị viêm.
Ngoài ra, hợp chất Flavonoid có công dụng chống viêm và giảm đau rất tốt. Vì vậy, ngải cứu được sử dụng phổ biến trong các mẹo điều trị đau nhức xương khớp.
Cách thực hiện mẹo dân gian này như sau:
- Lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, rang nóng với muối hạt.
- Sau đó, dùng 1 miếng vải mỏng cho ngải cứu và muối vào, chờ nguội bớt, đắp lên vùng khớp ngón tay bị đau nhức rồi buộc lại.
- Kiên trì áp dụng thường xuyên sẽ giảm triệu chứng đau khớp ngón tay.
Nước sắc rễ cây trinh nữ
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, cây trinh nữ sẽ có vị ngọt, hơi se, tính hàn, có công dụng trấn tĩnh an thần, chống viêm và giảm đau. Chính vì vậy, cây thuốc này được sử dụng phổ biến trong việc điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp.
Cách thực hiện:
- Dùng khoảng 20 – 30g rễ cây trinh nữ, đem đi rửa sạch, thái mỏng, rồi tẩm rượu, sau đó mang đi sao thơm.
- Cho nguyên liệu vào trong ấm sắc thuốc, thêm vào 600ml nước vào và đun trên lửa nhỏ.
- Chờ đến khi nước thuốc còn lại khoảng 100ml thì tắt bếp, chắt ra, chia ra uống 2 lần và sử dụng hết trong ngày.
Nước sắc lá lốt
- Lấy khoảng 250g lá lốt, rửa sạch và phơi cho tới khi lá héo.
- Sau đó, sắc với nước trong khoảng 30 phút, lọc lấy phần nước rồi sử dụng sau các bữa ăn tối.
- Sử dụng trong khoảng 20 ngày để thấy được hiệu quả trị bệnh.

7.3. Nẹp cố định
Sử dụng thanh nẹp để giúp cố định khớp ngón tay, hạn chế các chuyển động của ngón tay và khuỷu tay. Đồng thời, nẹp có hiệu quả giảm đau, giúp cho khớp ngón tay được nghỉ ngơi. Người bệnh có thể đeo nẹp vào ban đêm hoặc là đeo cả ngày nếu như không ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt thường ngày.
7.4. Các bài tập chữa viêm đau khớp bàn ngón tay
Người bệnh cũng có thể tự tập luyện tại nhà các bài tập đơn giản. Tập thể dục sẽ giúp giảm sưng, đau nhức ở đầu ngón tay, đồng thời cải thiện được khả năng vận động của các khớp.
- Bài tập nắm đấm: Người tập nắm bàn tay lại tạo thành một nắm đấm rồi duỗi ra một cách từ từ.
- Bài tập chạm ngón tay: Dùng ngón tay cái lần lượt chạm vào các đầu ngón tay còn lại. Nên thực hiện bài tập một cách kiên trì, tuy nhiên trong những trường hợp duỗi ngón tay ra mà cảm thấy đau thì nên dừng lại.
- Bài tập gập căng ngón tay: Mở rộng bàn tay và lòng bàn tay về phía mặt. Gập 5 ngón tay lại sao cho các đầu ngón tay chạm vào phần gốc của ngón. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 60 giây. Thực hiện bài tập này liên tục trong 4-5 lần.
- Bóp bóng: Tay cầm một quả bóng mềm, bóp chặt nhất có thể. Giữ trong khoảng vài giây sau đó thả ra. Thực hiện các động tác này liên tục khoảng 10-15 lần mỗi tay và 2-3 lần/tuần.
7.5. Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật thường là bác sĩ lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc bệnh có diễn biến nghiêm trọng.
- Thủ thuật cố định khớp: Phần xương trong khớp bị ảnh hưởng được hợp nhất vĩnh viễn giúp cho khớp hợp nhất và có thể chịu trọng lượng mà không bị đau. Tuy nhiên, khớp này sẽ trở nên kém linh hoạt hơn.
- Thủ thuật mở xương: Xương trong khớp được định vị lại để có thể điều chỉnh biến dạng.
- Thay khớp: Tất cả hoặc một phần của khớp ngón tay bị viêm được loại bỏ và thay vào đó là mảnh ghép từ một trong các gân hoặc khớp nhân tạo.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Nhằm loại bỏ một trong những xương trong khớp viêm.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về căn bệnh viêm khớp bàn ngón tay được cung cấp trong bài viết này. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích về các bệnh xương khớp có thể gặp.