Viêm khớp cùng chậu là bệnh gì, có triệu chứng như thế nào? Các nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm khớp cùng chậu ra sao? Hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Xem thêm:
- Những bài tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
- Người bị viêm khớp dạng thấp dùng thuốc gì hiệu quả?
- [Giải đáp] Người bị viêm đa khớp dạng thấp có uống sữa được không?
- Giải đáp: Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp cùng chậu là bệnh gì?
Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý viêm tiến triển ở một hoặc cả hai khớp xương cùng (là phần cuối là hình tam giác của cột sống), đoạn kết nối với xương sống và xương chậu ở gần với hông. Căn bệnh này là nguyên nhân chính gây nên viêm cột sống dính khớp.
Viêm khớp ở vùng chậu có thể gây đau lưng dưới, mông hoặc đùi. Tình trạng này thường khó chẩn đoán vì có dấu hiệu tương tự với đau thần kinh tọa, viêm khớp cột sống, thoát vị đĩa đệm…

2. Một số triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu
Các triệu chứng của viêm khớp cùng chậu gần như tương tự với các căn bệnh viêm khớp khác. Một số dấu hiệu sau có thể cảnh báo căn bệnh viêm khớp cùng chậu:
2.1. Đau
Cơn đau chủ yếu tập trung ở mông và lưng dưới, nhưng cũng có thể đau lan tỏa ra háng, bắp chân, bàn chân. Cảm giác đau tăng nặng khi đứng hoặc ngồi lâu, mang vác đồ quá nặng, leo cầu thang, chạy nhảy…
2.2. Giảm phạm vi chuyển động
Các chuyển động ở vùng lưng dưới, hông, xương chậu, háng có thể bị hạn chế do các khớp bị căng cứng gây khó khăn cho người bệnh mỗi khi di chuyển dài. Ngoài ra, đối với người bệnh thì việc co duỗi chân, khoanh tròn, chạy nhảy gần như không thực hiện được.
2.3. Da bị đỏ rát
Vùng da ở xung quanh xương chậu và xương cụt có thể bị ửng đỏ, bỏng rát vô cùng khó chịu.
Bên cạnh đó, ở người bị viêm khớp cùng chậu còn xuất hiện một số dấu hiệu như là mệt mỏi, buồn nôn và sốt… Tình trạng này có thể kéo dài gây lo âu khiến cho người bệnh cảm thấy bất an.
3. Những nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cùng chậu là gì?
Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh viêm khớp cùng chậu đó là:
3.1. Tiền sử bị các bệnh xương khớp
Đối với những người từng hoặc đang mắc một bệnh lý xương khớp nào đó, ví dụ như thoái hóa cột sống, cột sống dính khớp… đều có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cùng chậu.
Mặc dù, không phải tất cả các bệnh lý xương khớp đều ảnh hưởng đến khớp cùng chậu nhưng nguy cơ sẽ cao hơn người bình thường.
3.2. Do dị tật bẩm sinh
Các trường hợp bị dị tật hoặc khiếm khuyết bẩm sinh như là chiều dài 2 chân không bằng nhau, vẹo cột sống… tạo ra áp lực không đều lên xương chậu, lâu dần khiến cho khớp cùng chậu bị hao mòn gây ra đau nhức.
3.3. Phụ nữ đang mang thai hoặc hậu sản
Với phụ nữ đang mang thai hay mới sinh rất dễ gặp vấn đề ở khớp cùng chậu do tăng cân và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Điều này khiến cho dây chằng bị lỏng lẻo và sụn bị khô.
3.4. Rủi ro sau phẫu thuật khớp
Thực hiện các kỹ thuật phẫu thuật thay khớp háng hoặc ghép xương lấy từ xương cánh chậu nếu như không đúng kỹ thuật có nguy cơ dẫn đến bệnh viêm khớp cùng chậu.
3.5. Do chấn thương
Viêm khớp cùng chậu có thể là di chứng của các chấn thương ở vùng xương chậu, xương cụt… do bị tai nạn hoặc chơi thể thao.
3.6. Ngồi hoặc đứng quá lâu
Người làm công việc phải đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài khiến cho cơ khớp khiến vùng xương chậu bị căng cứng. Dần dần, sụn và xương dưới sụn của khớp cùng chậu sẽ hoạt động kém linh hoạt, khiến cho chức năng của khớp này bị suy giảm dẫn đến viêm.
3.7. Nhiễm trùng
Viêm nhiễm vùng kín do không vệ sinh đúng cách hoặc viêm đại tràng có thể lan rộng ra sang vùng xương chậu, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm khớp vùng chậu.
3.8. Rối loạn hệ miễn dịch
Thường khi cơ thể bị lão hóa, chấn thương, di truyền, hút thuốc, vận động sai cách… có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc các protein, khiến cho hệ miễn dịch nhầm lẫn, sinh ra các tự kháng thể và chất gây viêm tấn công màng hoạt dịch và tổn thương cho sụn khớp. Quá trình này xảy ra tại khớp cùng chậu sẽ gây ra viêm ở đây.
4. Các biến chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu
Nếu như mắc bệnh trong thời gian dài mà không kịp thời điều trị thì người bệnh viêm khớp cùng chậu có thể gặp phải một số biến chứng như là:
4.1. Hạn chế các vận động
Khớp cùng chậu bị viêm trong thời gian dài có thể khiến cho các khu vực tổn thương lan rộng, xâm lấn làm cho hệ thống dây thần kinh tọa hoặc các cơ lân cận như là cơ mông, cơ đùi. Từ đó, người bệnh dễ bị tình trạng teo cơ, ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể.
4.2. Liệt chi
Nếu như bị tổn thương nhiều, ảnh hưởng đến các khớp và dây thần kinh quan trọng thì có thể dẫn tới tình trạng dính khớp, biến dạng khớp.
Người bệnh có cảm giác tê cứng ở các chi, khó đi lại, không thể xoay người hay ngồi lâu… dần dần dẫn đến nguy cơ bị bại liệt.
4.3. Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Phụ nữ bị bệnh viêm khớp cùng chậu, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản, dễ gặp phải các biến chứng như viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung. Tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, tăng tỷ lệ bị vô sinh hiếm muộn, mang thai ngoài tử cung, sinh khó…
4.4. Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Các cơn đau ở khớp cùng chậu diễn ra trong nhiều năm khiến cho người bệnh luôn thấy khó chịu, đau đớn, đi lại khó khăn, làm việc… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và tiêu tốn chi phí phục vụ cho việc điều trị.
5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp cùng chậu
5.1. Xét nghiệm hình ảnh
Hiện nay, bên cạnh kỹ thuật chụp X-quang và CT Scan, còn áp dụng công nghệ MRI hiện đại (công nghệ cộng hưởng từ) giúp thu được hình ảnh chi tiết của cả phần xương và mô mềm.
Qua đó, bác sĩ có thể dễ dàng xác định được khớp cùng chậu có bị tổn thương hay không và mức độ tổn thương như thế nào?
5.2. Tiêm thuốc tê vào trong khớp
Sau khi các bác sĩ thực hiện tiêm thuốc tê vào khớp cùng chậu, nếu như cơn đau giảm dần rồi biến mất thì đồng nghĩa với việc khớp cùng chậu đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán này đôi khi sẽ không cho kết quả thật sự chính xác. Thuốc gây tê có thể bị rò rỉ vào các cấu trúc xương khớp ở gần đó, ví dụ như là khớp háng.
5.3. Kiểm tra thể chất
Các bài tập kiểm tra thể chất không thể thiếu trong quá trình chẩn đoán các bệnh cơ xương khớp. Đối với bệnh viêm khớp cùng chậu, bác sĩ sẽ xác định được mức độ đau nhức của bệnh nhân bằng cách ấn vào các vị trí ở trên hông, mông và xương cánh chậu, đồng thời quan sát các chuyển động của bước chân.
6. Bệnh viêm khớp cùng chậu điều trị thế nào?
Tương tự như các bệnh lý ở cơ xương khớp khác, việc điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu cũng được thực hiện sao cho phù hợp theo tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ ưu tiên dùng các phương pháp như là dùng thuốc giảm đau, chườm nóng, chườm lạnh, nghỉ ngơi…. Nếu như các triệu chứng của bệnh không được cải thiện, phương pháp can thiệp ngoại khoa có thể sẽ được bác sĩ chỉ định. Cụ thể, để điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu, bác sĩ thường có các biện pháp sau đây:
6.1. Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt cho khớp cùng chậu. Do đó có thể hữu ích cho những người bị bệnh viêm xương cùng chậu.
Người bệnh nên tập các bài vận động song song với các bài tập tăng cường sức mạnh để thư giãn và giúp cho khớp linh hoạt hơn. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập tại nhà hoặc ở phòng tập cùng với các kỹ thuật viên.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ bài tập nào, người bệnh cũng nên trao đổi với các chuyên gia cơ xương khớp để không làm cho các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn hoặc gây ra thêm các chấn thương.

6.2. Điều trị bằng các loại thuốc
Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như là Ibuprofen, Acetaminophen, thuốc giãn cơ… là biện pháp điều trị nội khoa thường được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị viêm khớp cùng chậu.
Các bác sĩ cũng có thể phối hợp việc sử dụng thuốc cùng với các bài tập vật lý trị liệu hoặc liệu pháp nẹp khớp để mang lại kết quả điều trị tốt hơn. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng được bác sĩ kê đơn các loại thuốc ức chế TNF alpha như Adalimumab, Certolizumab, infliximab… để kiểm soát được tình trạng viêm khớp, đề phòng nguy cơ bị viêm cột sống dính khớp.
Tuy nhiên, nếu như người bệnh đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú thì nên trao đổi với các bác sĩ và thật thận trọng trong việc dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
6.3. Phẫu thuật
Các phương pháp dùng thuốc và vật lý trị liệu có thể được thực hiện trong khoảng vài tuần đến vài tháng để kiểm tra được khả năng đáp ứng của người bệnh.
Trong trường hợp các triệu chứng của bệnh viêm khớp cùng chậu không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tùy theo từng trường hợp cụ thể của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu.
Trong đó, phẫu thuật hợp nhất khớp được khuyến cáo cho các trường hợp đã áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa từ 8-12 tuần nhưng không có hiệu quả.
6.4. Kích thích điện
Kích thích điện còn được gọi là phương pháp kích thích dây thần kinh qua da và kích thích các cơ ở quanh vùng khớp cùng chậu. Phương pháp này chỉ được thực hiện trong các trường hợp nghiêm trọng và được thực hiện với mục đích hợp nhất các xương với nhau. Dòng điện xung được sử dụng có tần số cao, cường độ tăng dần như là Diadynamic, Trobert, TENS sẽ giúp giảm đau, thư giãn các cơ và giảm trương lực cơ co thắt.
6.5. Sóng xung kích
Một phương pháp khác được áp dụng trong điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu chính là dùng sóng xung kích shockwave. Nguồn sóng âm mang năng lượng cao này sẽ tác động vào đầu mút của các dây thần kinh cảm giác ở vùng khớp cùng chậu, thúc đẩy quá trình tái tạo xương cũng như các mô mềm sau khi bị tổn thương, giảm đau…
7. Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm khớp cùng chậu là gì?
Nhiệm vụ của khớp cùng chậu đó là gánh trọng lượng của phần trên cơ thể khi thực hiện các động tác đi đứng. Áp lực này tương đối lớn và là nguyên nhân khiến cho vùng khớp cùng chậu này dễ bị tổn thương.
Hiện tại, theo các chuyên gia cơ xương khớp nhận định rằng vẫn chưa có biện pháp cụ thể để có thể ngăn ngừa được hoàn toàn bệnh viêm khớp cùng chậu. Mỗi người có thể ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng khó chịu bằng các phương pháp như là:
- Trang bị, bảo hộ đầy đủ khi chơi cac bộ môn thể thao, điều khiển các phương tiện tham gia giao thông…
- Điều trị triệt để các bệnh lý ở đường tiết niệu, các bệnh tiêu hóa, bệnh mạn tính…
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần được theo dõi sức khỏe sát sao hơn
- Chú ý an toàn khi thực hiện các hoạt động đặc thù có thể gây ra cảm giác đau như chạy, leo cầu thang…
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức dẻo dai cho hệ xương khớp.
- Xây dựng một chế độ ăn uống hàng ngày lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh xa stress để duy trì được sức khỏe tổng thể.
Như vậy, một số thông tin cơ bản về căn bệnh viêm khớp cùng chậu đã được cung cấp cho bạn đọc thông qua bài viết trên. Khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh thì nên đi khám để tìm ra phương pháp điều trị bệnh kịp thời.