Viêm khớp háng bệnh gì, các triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Có những phương pháp điều trị và phòng ngừa căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng Dược Mỹ phẩm Khang Linh tìm hiểu về căn bệnh viêm khớp háng nhé!
- Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
- Người bị viêm khớp dạng thấp dùng thuốc gì hiệu quả?
- [Giải đáp] Người bị viêm đa khớp dạng thấp có uống sữa được không?
- Giải đáp: Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp háng là bệnh gì?
Viêm khớp háng là tình trạng xảy ra khi khớp háng bị tổn thương các cấu trúc giải phẫu hoặc rối loạn cân bằng giữa các chu chuyển của khớp. Từ đó dẫn đến viêm đau nhức, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Cơn đau có thể bắt đầu ở khu vực bị viêm rồi lan dần xuống đùi, chân, thắt lưng.
Căn bệnh này khác phổ biến, đặc biệt là người cao tuổi. Đa số người bệnh thường chủ quan trong việc điều trị. Điều này khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn, gây ra các cơn đau khớp háng dữ dội. Nếu như không điều trị kịp thời thì người bệnh có khả năng bị tàn phế.

2. Một số triệu chứng của bệnh viêm khớp háng
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp háng đó là:
- Đau nhức ở vùng khớp háng, lan sang mông và phần đùi ngoài, thậm chí là lan xuống bắp chân.
- Bước đi khó khăn, khập khiễng, phát ra âm thanh khi di chuyển và giảm chiều dài của mỗi bước chân.
- Khó khăn trong việc lên xuống cầu thang, đi xe và giường.
- Cảm giác đau gia tăng khi ngồi xổm, đi vệ sinh hoặc cúi thấp lưng.
- Phạm vi chuyển động bị giới hạn như là với các động tác khó ngồi chéo chân hoặc cúi xuống để xỏ giày…
- Cơn đau gia tăng khi thực hiện các vận động mạnh hoặc khi thời gian hoạt động bị kéo dài.
- Căng cứng khớp háng vào các buổi sáng khi thức dậy hoặc ngồi lâu trong một chỗ.
3. Một số nguyên nhân gây viêm khớp háng
Bệnh viêm khớp háng có thể do một số nguyên nhân gây ra như là:
3.1. Sự bất thường trong cấu trúc khớp háng ( Do dị tật bẩm sinh)
Trong một số trường hợp, khi sinh ra đã bị liên kết xương và khớp háng kém do các vấn đề như loạn sản xương hông, trật khớp háng bẩm sinh dẫn đến bệnh viêm khớp háng.
3.2. Do các chấn thương nguy hiểm
Một số chấn thương nguy hiểm do tai nạn như là gãy xương háng, vỡ sụn khớp háng có thể gây ra tình trạng viêm khớp háng sau nhiều năm.
3.3. Cường độ hoạt động cao liên tục
Thực tế đã cho thấy, bên cạnh các lợi ích, thì với các vận động viên nhiều năm chơi thể thao, đặc biệt là các môn vận động mạnh như là khúc côn cầu, bóng đá lại là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp háng cao. Tương tự như vậy đối với người lao động chân tay như là nông dân, công nhân hoặc thợ thủ công …
3.4. Tuổi tác
Quá trình lão hóa tự nhiên là một việc không tránh khỏi. Khi bị lão hóa, không chỉ có hệ xương khớp mà đa số các cơ quan trong cơ thể đều sẽ bị suy giảm chức năng. Do đó, bệnh viêm khớp háng thường xảy ra đối với những người trung niên từ 60 tuổi trở lên.
3.5. Do di truyền
Tuy không phải là nguyên nhân chính nhưng di truyền cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị viêm khớp háng. Nếu như có bố hoặc mẹ bị viêm khớp háng, thì nên đến các bệnh viện chuyên khoa để kiểm tra sớm khi cảm thấy xương khớp.
3.6. Béo phì
Trong một đánh giá về mối liên hệ giữa cân nặng và viêm khớp ở Trung Quốc cho kết quả: Chỉ số BMI khoảng 25 hoặc 30 sẽ gia tăng 11% nguy cơ bị viêm khớp háng.
Các chuyên gia cho biết thừa cân béo phì có thể không phải là yếu tố nguy cơ trong quá trình hình thành bệnh lý nhưng lại đóng vai trò thúc đẩy tốc độ tiến triển của viêm khớp háng.
3.7. Cân nặng khi sinh thấp
Những người có cân nặng khi sinh thấp hoặc sinh non có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp háng cao hơn so với người bình thường. Đó là do cân nặng khi sinh thấp hoặc sinh non thường gặp các vấn đề bất thường ở vùng khớp háng, như là khung xương háng nhỏ dẫn đến áp lực quá mức gây hao mòn khớp. Theo thời gian, xương khớp háng sẽ bị tổn thương nặng mà đỉnh điểm là bị viêm khớp.
3.8. Giới tính
Theo một kết quả khảo sát ở Hoa Kỳ, phụ nữ có nguy cơ bị bệnh viêm khớp háng cao hơn so với nam giới khoảng 10%.
4. Một số biến chứng thường gặp của bệnh viêm khớp háng
Trong những giai đoạn đầu của bệnh, nhiều người bệnh thường không quan tâm và có phương pháp điều trị đúng cách khiến cho bệnh dễ trở nặng gây ra các ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt hằng ngày như là:
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Những cơn đau do bệnh viêm khớp háng có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là vào ban đêm khiến cho người bệnh thường xuyên bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc do các cơn đau. Tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến cho cơ thể rất mệt mỏi, stress
- Gây phù nề xung quanh vùng khớp: Đây là hiện tượng thường gặp ở những người bị bệnh viêm khớp háng. Các vùng da ở xung quanh khớp háng sẽ thường rất dễ bị sưng đau ở những vị trí khớp bị viêm.
- Mất khả năng vận động: Việc vận động, di chuyển sẽ gây ra cảm giác đau nhức, thậm chí người bệnh không thể di chuyển được như bình thường.
- Gây tàn phế: Nếu như vị trí khớp viêm không được kiểm soát và cải thiện kịp thời, đúng cách thì phần sụn khớp sẽ bị hư hại hoàn toàn, không có khả năng phục hồi dẫn đến nguy cơ bị tàn phế..
5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp háng
Để chẩn đoán các nguyên nhân và tình trạng của bệnh viêm khớp háng, bác sĩ có thể áp dụng những phương pháp chẩn đoán cơ bản sau:
5.1. Kiểm tra thể chất, chức năng khớp
Khi xương khớp bị tổn thương, các chức năng vận động của cơ thể sẽ bị suy giảm rõ rệt. Do vậy, thông qua việc quan sát các chuyển động của khớp háng với các bài tập kiểm tra chức năng như là đứng lên ngồi xuống, bước rộng… Các bác sĩ có thể phần nào nắm được tình trạng bệnh lý.
5.2. Kiểm tra hình ảnh chụp X-quang, MRI, CT scan
Đây là các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại được áp dụng cho đa số các trường hợp bị viêm khớp háng. Thông qua hình ảnh chụp X-quang, MRI (cộng hưởng từ) và CT scan, bác sĩ có thể phát hiện được những dấu hiệu bất thường và các tổn thương ở trên xương cũng như là ở các phần mềm quanh khớp háng.
Nhờ vậy, qua các kiểm tra hình ảnh, đặc biệt là MRI không chỉ giúp cho bác sĩ xác định được chính xác các yếu tố gây ra bệnh viêm khớp háng mà còn phát hiện được cả những vấn đề nằm ngoài viêm xương khớp, điển hình như là rách sụn viền khớp háng.
5.3. Siêu âm
Bằng việc đưa đầu dò siêu âm có gắn một camera nhỏ vào vùng khớp háng sẽ đem lại cho bác sĩ những hình ảnh sống động về cấu trúc của mô mềm bao quanh khớp háng cùng với thay đổi của màng hoạt dịch hoặc là sự gia tăng bất thường của dịch khớp háng. Từ đó, các bác sĩ có thể biết được chính xác mức độ bị viêm khớp háng như thế nào.
Ngoài 3 phương pháp đã được chẩn đoán này, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm máu và dịch khớp. Kết quả chẩn đoán chính xác sẽ là cơ sở khoa học để bác sĩ xây dựng được phác đồ điều trị bệnh viêm khớp háng phù hợp giúp cho người bệnh nhanh chóng tìm lại được cảm giác thoải mái và dễ chịu trong từng cử động.
6. Một số phương pháp điều trị viêm khớp háng như thế nào?
Căn cứ vào loại viêm khớp háng bên trái/bên phải, mức độ viêm khớp, tuổi tác cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhằm đạt được mục đích cải thiện được khả năng vận động. Và để đạt được các kết quả tốt nhất, ở mỗi giai đoạn của căn bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh các phương pháp điều trị cụ thể như là:
6.1. Thay đổi thói quen lối sống
Một thói quen khoa học và lành mạnh giúp giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm khớp háng. Người bệnh nên xây dựng và duy trì một số thói quen sống tốt như sau:
- Duy trì được cân nặng cơ thể ở mức hợp lý (nếu như chỉ số BMI từ 25 trở lên thì cần giảm cân khoa học).
- Giảm các hoạt động gây áp lực lớn lên khớp háng.
- Tập thể dục thể thao mỗi ngày với các bộ môn phù hợp như là đi bộ, bơi, chơi cầu lông…
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, lựa chọn những loại thực phẩm sạch lành mạnh và cân bằng giữa các chất dinh dưỡng.
6.2. Sử dụng các loại thuốc uống
Đối với những bệnh nhân bị viêm khớp háng, các loại thuốc giảm đau và chống viêm có thể được kê đơn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Các loại thuốc có thể được sử dụng như là thuốc giảm đau, chống viêm không Corticosteroid, thuốc chống thấp khớp có tác dụng chậm SMARDs hoặc DMARDs…
Việc sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào sự đáp ứng thuốc của mỗi người bệnh. Đó là lý do giải thích vì sao, người này chỉ cần phải sử dụng 1 loại thuốc nhưng trong một số trường hợp khác phải uống 2, 3 loại kết hợp với nhau mới có hiệu quả.
6.3. Tiêm thuốc giảm đau
Mức độ giảm đau ở mỗi bệnh nhân sau khi tiêm thuốc là khác nhau, thế nhưng hiệu quả có thể kéo dài từ vài tuần tới vài tháng. Thông thường, các bác sĩ sẽ tư vấn tiêm thuốc giảm đau cho những trường hợp nhạy cảm với các loại thuốc uống hoặc bắt đầu liệu trình vật lý trị liệu để phục hồi các chức năng của khớp háng. Đây là một trong những cách điều trị bệnh viêm khớp háng cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
6.4. Tập vật lý trị liệu
Các liệu trình vật lý trị liệu do các bác sĩ cho từng bệnh nhân giúp tăng cường tính linh hoạt của khớp háng, sức mạnh của các xương và cơ bắp. Những bài tập chữa bệnh viêm khớp háng góp phần chăm sóc, thúc đẩy cho quá trình tái tạo sụn khớp và xương giúp hồi phục cho khớp háng bị viêm từ bên trong.
6.5. Phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật được đưa ra cho các bệnh nhân viêm sưng khớp háng nặng phổ biến đó là cắt xương và thay khớp háng.
Sau phẫu thuật khớp háng, người bệnh sẽ không còn phải chịu đựng cảm giác đau nhức và có thể thực hiện các cử động dễ dàng. Người bệnh nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ càng để lựa chọn thực hiện tại bệnh viện có uy tín cùng với các phương pháp phẫu thuật khoa học, đảm bảo việc điều trị diễn ra an toàn, hiệu quả.
6.6. Vậy viêm khớp háng có chữa được không?
Viêm khớp háng là bệnh có thể chữa được, nhưng không thể chữa dứt điểm cũng như tùy thuộc vào từng tình trạng của bệnh nhân, phương pháp cũng như quy trình điều trị để quyết định được tỉ lệ phần trăm bệnh nhân tạm thời giảm bớt được mức độ nặng, các biến chứng của bệnh.
Do đó, người bệnh cần thăm khám tại bệnh viện và các bác sĩ có chuyên môn cao để nhận được tư vấn kỹ lưỡng trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
7. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp háng
Để phòng ngừa và hạn chế được các cơn đau, người bị bệnh viêm khớp háng có thể tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, ốc, cua, dầu cá, sữa… Đồng thời người bệnh cũng cần duy trì tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm để cải thiện được sức khỏe toàn diện, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.

Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh các hoạt động gây tăng áp lực lên vùng khớp háng.
Nên luyện tập những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như yoga, bơi lội… để cải thiện được sức khỏe xương khớp. Đồng thời, bệnh nhân cần tránh tập luyện các bộ môn làm tăng áp lực lên khớp háng như là nâng tạ, chạy bộ…
Tránh tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức. Hệ thần kinh bị căng thẳng cũng có thể kích thích xảy ra các triệu chứng của bệnh viêm khớp háng bùng phát với mức độ nghiêm trọng và tần suất dày đặc.
Thành phần glucosamine và chondroitin dồi dào trong các loại thực phẩm như xương, sụn động vật sẽ giúp giảm đau, cải thiện tình trạng viêm khớp háng hiệu quả.
Nhóm thực phẩm người bệnh viêm khớp háng nên bổ sung trong khẩu phần ăn mỗi ngày là omega-3 như là cá thu, cá ngừ, cá hồi…
Để giảm các cơn đau khớp háng hiệu quả và tăng cường được sức đề kháng, người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin (B, C, D, K) và magie. Bên cạnh đó, có thể bổ sung vào thực đơn những thực phẩm như các loại rau xanh, súp lơ, cam, dâu tây, việt quất, chanh, rau họ cải, cần tây…
Trên đây là một số thông tin cơ bản về căn bệnh viêm khớp háng mà người bệnh nên biết để bảo vệ sức khỏe và giảm được các ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống hàng ngày.