Tình trạng viêm khớp ngón tay đang ngày càng phổ biến ở người Việt Nam, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Viêm khớp ngón tay gây ra những cơn đau nhức xương khớp khó chịu ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thường ngày và cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm khớp ngón tay.
Nội dung bài viết
1. Tình trạng viêm khớp ngón tay là gì?
Viêm khớp ngón tay là một bệnh lý thuộc chứng viêm khớp mạn tính. Bệnh xảy ra khi các lớp sụn đệm ở khớp ngón tay dần bị bào mòn và thoái hóa khiến cho các khớp xương bị chà sát với nhau, dẫn đến những tổn thương sưng đau và viêm nhiễm xương khớp. Viêm khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất cứ vùng khớp nào trên bàn tay nhưng thường hay gặp nhất là tình trạng viêm khớp ngón tay giữa và ngón tay cái.

2. Phân biệt các loại viêm khớp ngón tay
Các loại viêm khớp ngón tay có thể kế đến như sau:
2.1. Tình trạng viêm xương khớp
Viêm xương khớp hay còn được gọi là viêm khớp hao mòn, đây là một loại viêm khớp ngón tay phổ biến nhất. Ở những người bệnh bị viêm xương khớp, lớp sụn khớp thường bị thoái hóa hay mài mòn nên dần để lộ ra đoạn xương dưới khớp. Các khớp xương thường chịu ảnh hưởng ở bàn tay là các khớp ngón gian đốt gần, khớp gian đốt xa và các khớp ở gốc ngón tay cái.
2.2. Tình trạng viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một loại rối loạn tự miễn, bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công nhầm các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Tình trạng viêm khớp dạng thấp có thể gây ra viêm mô mềm xung quanh các khớp mà khớp thường phải chịu tác động nhiều nhất chính là khớp bản đốt.
2.3. Tình trạng viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp mãn tính, thường xuất hiện ở những người bệnh mắc viêm da vảy nến ở thể nghiêm trọng. Bệnh lý này thường ảnh hưởng đến các khớp lớn chi dưới, các khớp xa của ngón tay và ngón chân và khớp cột sống. Viêm khớp vảy nến nếu như không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến dạng, phá hủy các khớp xương không thể hồi phục và dẫn đến tàn phế suốt đời.
2.4. Thể bệnh gout
Khi cơ thể không chuyển hóa được axit uric đúng cách, các phân tử của hoạt chất này sẽ dần lắng đọng và tích tụ lại bên trong hoặc ở xung quanh các khớp, từ đó gây ra viêm, đau nhức và sưng tấy tại đây. Thông thường bệnh gout chỉ gây ảnh hưởng đến chân, nhất là các ngón chân cái nhưng một số trường hợp các khớp ngón tay cũng có thể sẽ bị ảnh hưởng.
3. Nguyên nhân gây tình trạng viêm khớp ngón tay
Theo các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay như sau:
3.1. Do lão hóa tự nhiên
Sụn khớp có xu hướng dần suy yếu và xơ hóa theo tuổi tác, kèm theo đó là quá trình làm việc, lao động nặng, quá sức trong suốt một khoảng thời gian dài sẽ khiến cho các lớp sụn khớp dần bị bào mòn, từ đó tạo điều kiện thuận lợi khởi phát quá trình viêm dẫn tới viêm khớp ngón tay khi người bệnh có tuổi.
3.2. Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là hiện tượng khi các dây thần kinh ở khớp cổ tay bị chèn ép và tổn thương, từ đó dẫn tới tình trạng sưng viêm và đau nhức ở cổ tay, ngón tay và các khớp nối với ngón tay.
3.3. Do có các chấn thương
Một số chấn thương xảy ra ở ngón tay do va chạm mạnh khi chơi thể thao hay lao động hoặc do tai nạn có thể sẽ ảnh hưởng đến sụn khớp và làm thay đổi hoạt động của khớp, từ đó gây viêm khớp.
3.4. Nhiễm khuẩn khớp
Khi các tác nhân có hại như vi khuẩn, virus… xâm nhập vào cơ thể thì sẽ theo máu đến bao quanh các màng hoạt dịch của khớp, gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn trong đó có tình trạng viêm khớp ngón tay.
3.5. Do tính chất công việc
Một số công việc phải thường xuyên sử dụng các ngón tay, cổ tay liên tục trong một thời gian dài, chẳng hạn như công nhân, nhân viên văn phòng… có thể khiến cho các khớp ở vị trí này phải hoạt động quá tải và lâu ngày dẫn đến viêm đau nhức khớp.
4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ngón tay
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ngón tay có thể kể đến như sau:
- Giới tính: Mặc dù không phải là tất cả phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ngón tay cao gấp đôi nam giới, nhất là nữ giới từ trên 40 tuổi làm các công việc nặng nhọc và sử dụng khớp ngón tay nhiều.
- Cân nặng: Những người thừa cân, béo phì, thường xuyên hấp thụ những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và các chất béo bão hòa có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ngón tay cao hơn so với người bình thường.
- Hút thuốc: Thói quen sử dụng thuốc lá thường xuyên không chỉ làm gia tăng rủi ro mắc các bệnh viêm khớp ngón tay mà còn khiến cho tình trạng viêm xương khớp trở nên trầm trọng hơn.
- Di truyền: Nếu như thành viên trong gia đình mắc bệnh lý này thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn so với người bình thường khác.
5. Triệu chứng của bệnh viêm khớp ngón tay
Triệu chứng viêm khớp ngón tay rất đa dạng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những biểu hiện cụ thể như:
5.1. Đau nhức
Ở giai đoạn sớm của tình trạng viêm khớp ngón tay, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, nóng rát ở các ngón tay mỗi khi hoạt động, cơn đau này sẽ giảm dần khi nghỉ ngơi và biến mất sau một thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm khớp ngón tay nặng hơn, phần sụn khớp bị mòn đi nhiều và khi các khớp xương không được bảo vệ thì cơn đau sẽ xuất hiện kể cả khi không dùng tay.
5.2. Xuất hiện sưng tấy
Dưới tác động của viêm khớp, các ngón tay sẽ sưng to hơn bình thường, vùng da xung quanh bị tấy đỏ và khi chạm vào sẽ thấy đau. Trong một số trường hợp, sưng đau có thể đến mức không thể cử động được.
5.3. Co cứng khớp
Khi mô và sụn khớp bị sưng, các khớp ngón tay không thể cử động được như bình thường sẽ dẫn tới tình trạng cứng khớp. Tình trạng cứng khớp thường xảy ra vào mỗi buổi sáng khi bạn không sử dụng các khớp ngón tay trong thời gian dài hoặc có thể xảy ra sau một ngày dài vận động và khiến cho các khớp bị căng cứng hơn bình thường.
5.4. Tình trạng nóng và đỏ da
Vùng khớp bị sưng viêm có thể sẽ có màu đỏ hoặc hồng nhạt, người bệnh có cảm giác đau nóng bên trong, đây cũng là biểu hiện viêm khớp ngón tay cảnh báo tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.
5.5. Xuất hiện các nốt sần
Trong một số trường hợp viêm khớp ngón tay, người bệnh sẽ cảm thấy quanh đốt ngón tay xuất hiện những nốt sần, đây có thể là nốt Heberden hình thành ở đầu các ngón tay hoặc các nốt Bouchard hình thành ở giữa các ngón tay.
5.6. Gây biến dạng khớp
Đây là triệu chứng viêm khớp ngón tay cho thấy bệnh tình đã chuyển đến giai đoạn nghiêm trọng hơn, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy các ngón tay có xu hướng vẹo về hướng đối diện với ngón tay cái và hoạt động tay sẽ trở nên khó khăn.
6. Tình trạng viêm khớp ngón tay có nguy hiểm không?
Khi bị viêm khớp ngón tay, đầu tiên người bệnh sẽ cảm thấy được chính là các ngón tay bị đau nhức, sưng viêm… do đó, việc sử dụng bàn tay trong các hoạt động thường ngày sẽ trở nên khó khăn, dẫn tới chất lượng công việc và đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nghiêm trọng hơn, tình trạng viêm khớp ngón tay nếu như không được thăm khám, điều trị sớm thì bệnh tiến triển nặng có thể dẫn tới biến dạng bàn tay, teo cơ hoặc thậm chí là mất chức năng vận động tạm thời hoặc có thể tàn phế suốt đời.
Do đó, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra sớm khi thấy bản thân có những dấu hiệu viêm khớp ngón tay để giúp giảm thiểu những tác hại do bệnh gây ra nếu như chẳng may mắc bệnh.
7. Cách chẩn đoán viêm khớp ngón tay
Để chẩn đoán bệnh viêm khớp ngón tay, đầu tiên người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng bởi các bác sĩ: Kiểm tra các dấu hiệu sưng viêm, cục u… ở bên ngoài khớp ngón tay và xem xét khả năng cử động của các khớp ngón tay. Sau đó, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, chấn thương từng xảy ra ở bàn tay để có thể tìm ra các nguyên nhân khác của tình trạng bệnh.
Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định tiến hành chụp thêm X – quang để biết các khớp bên trong có thay đổi như thế nào, xác định được mức độ thoái hóa khớp do viêm khớp và ước lượng sụn khớp trên bề mặt khớp. Tiến hành xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân. Từ đó, có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
8. Phương pháp điều trị viêm khớp ngón tay
Tình trạng viêm khớp ngón tay có thể được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người bệnh như:
8.1. Sử dụng các thuốc kháng viêm
Đối với những trường hợp viêm khớp ngón tay nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, chẳng hạn như: Aspirin, Ibuprofen, acetaminophen… Đồng thời, người bệnh nên hạn chế vận động tay nhiều để giúp kiểm soát được triệu chứng bệnh.

8.2. Tiêm cortisone
Cách này thường được chỉ định điều trị khi các loại thuốc ban đầu không đạt hiệu quả. Cortisone là thuốc kháng viêm rất mạnh nên khi tiêm vào khớp sẽ giúp giảm đau trong thời gian vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này đi kèm theo nhiều rủi ro như làm nhạt da, suy yếu gân và gây ảnh hưởng đến dây chằng, nhiễm trùng khớp.
8.3. Vật lý trị liệu
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu khi bị viêm khớp ngón tay có thể sẽ giúp người bệnh giữ bàn tay và các khớp ngón tay ở đúng vị trí ban đầu, cải thiện được khả năng vận động của ngón tay, đồng thời giúp làm dịu các cơn đau ở các khớp ngón tay bị viêm.
8.4. Nẹp cố định
Để hỗ trợ khớp ngón tay và hạn chế các chuyển động của ngón tay để khớp được nghỉ ngơi, giúp giảm đau và ngăn ngừa biến dạng khớp hoặc ngăn ngừa khớp đã biến dạng bị nặng hơn. Người bệnh thường được chỉ định đeo nẹp cố định vào ban đêm hoặc có thể đeo cả ngày nếu như không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.
8.5. Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng sẽ giúp làm giảm bớt độ cứng của các khớp ngón tay, trong khi đó việc chườm lạnh có thể giúp làm giảm tình trạng viêm, sưng tấy. Người bệnh nên thực hiện luân phiên chườm nóng và chườm lạnh để giúp xoa dịu cơn đau, giảm sưng tấy để các khớp tay dễ chịu hơn.
8.6. Tiến hành phẫu thuật
Đây là phương pháp được lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị ở trên không mang lại được hiệu quả hoặc khi bệnh đã diễn tiến nghiêm trọng. Các phẫu thuật điều trị viêm khớp ngón tay bao gồm:
- Thay khớp: Bác sĩ sẽ loại bỏ những khớp bị viêm và thay thế bằng khớp nhân tạo. Khớp nhân tạo sau khi được thay sẽ tạo thành một bản lề mới, cho phép các khớp chuyển động tự do mà không còn cảm thấy đau do viêm khớp. Tuy nhiên, phẫu thuật thay khớp nhân tạo chỉ phù hợp với những người bệnh ít vận động tay, người cao tuổi và không làm công việc nặng.
- Phẫu thuật làm cứng khớp: Giúp loại bỏ cơn đau bằng cách giữ khớp ở một vị trí cố định hoặc các liên kết xương khớp tạo thành một khối xương đặc để ngăn chặn những chuyển động. Tuy nhiên, sau phẫu thuật thì khả năng vận động của bàn tay có thể sẽ bị hạn chế rất nhiều và không còn linh hoạt như trước.
9. Biện pháp phòng ngừa viêm khớp ngón tay
Theo các chuyên gia cho biết, để phòng ngừa mắc các bệnh lý về xương khớp, người bệnh cần thực hiện như sau:
- Thường xuyên luyện tập thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, chạy bộ, bơi lội, yoga…có thể giúp cho xương khớp dẻo dai và linh hoạt hơn, đồng thời hệ miễn dịch cũng được nâng cao.
- Xoa bóp tay: Thực hiện xoa bóp bàn tay, ngón tay vào lúc nghỉ ngơi, khi làm việc hay trước khi đi ngủ có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu đến ngón tay và ngăn ngừa tình trạng đau nhức, viêm khớp ngón tay.
- Dinh dưỡng hợp lý: Xây dựng chế độ dinh dưỡng, ăn uống cân đối, khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Ngoài ra, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ xương khớp, chẳng hạn như: axit béo omega-3, canxi, vitamin A, C và E,…
- Hạn chế các thực phẩm nhiều muối, dầu mỡ, gluten và các chất kích thích có thể kích thích gây viêm, tăng nguy cơ mắc bệnh lý viêm khớp ngón tay.
Trên đây là tình trạng bệnh viêm khớp ngón tay để giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh lý này. Nếu như có những dấu hiệu bệnh, người bệnh cần đến các cơ sở ý tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.