Viêm khớp phản ứng là tình trạng bệnh thường hay gặp ở những người trong độ tuổi từ 20-40 tuổi, gây ảnh hưởng lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Không những thế bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh thường chủ quan. Vì vậy, hãy cùng Dược Mỹ Phẩm Khang Linh tìm hiểu rõ về bệnh viêm khớp phản ứng.
Xem thêm:
- Người bị viêm khớp dạng thấp dùng thuốc gì hiệu quả?
- Giải đáp: Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?
- Top 10 thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả
- Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị viêm khớp bả vai
Nội dung bài viết
1. Tình trạng viêm khớp phản ứng là gì?
Viêm khớp phản ứng hay còn được gọi là viêm khớp vô khuẩn là tình trạng sưng viêm ở khớp xảy ra do nhiễm trùng xuất hiện ở một số cơ quan, đặc biệt là những bộ phận như hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa và cơ quan sinh dục. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra tổn thương ở nhiều cơ quan khác ngoài khớp, chẳng hạn như kết mạc, niệu đạo, cầu thận và đại tràng.

Bệnh thường hay gặp ở những người trong độ tuổi lao động từ khoảng 20 – 40 tuổi, trong đó chủ yếu là nam giới. Ở một số người bệnh, những triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện đột ngột và kéo dài, sau đó sẽ biến mất sau 12 tháng.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp phản ứng
Nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng viêm khớp phản ứng được cho là các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu hóa và các cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, có hơn 20% người bệnh không tìm được nguyên nhân gây bệnh.
- Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa bao gồm: Salmonella. Yersinia, Shigella, Borrelia, Campylobacter,…
- Vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu và cơ quan sinh dục như Chlamydia, Trachomatis
- Các virus như rubella, HIV, Virus viêm gan…
Số ít trường hợp bệnh xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm đường ruột mạn tính như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn,…
Viêm khớp phản ứng không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, những tác nhân gây bệnh có khả năng truyền được từ người này sang người khác, đặc biệt là qua con đường ăn uống và quan hệ tình dục.
Một số yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng khả năng mắc bệnh, bao gồm:
- Yếu tố giới tính
Số các nghiên cứu cho thấy, viêm khớp phản ứng thường gặp ở người trong độ tuổi 20 – 40 tuổi, đặc biệt là ở nam giới. Mặc dù cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ cao mắc bệnh nhưng xác suất mắc bệnh này ở nữ giới thường thấp hơn, và các triệu chứng bệnh cũng sẽ nhẹ hơn so với nam giới.
- Yếu tố di truyền
Nhiều thống kê đã ghi nhận bệnh nhân mắc bệnh có một phân tử chung ở bề mặt của các tế bào là được kế thừa, nghĩa là có dấu hiệu được di truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Điều này không đồng nghĩa với việc 100% bệnh nhân sẽ mắc bệnh nhưng nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nếu như người bệnh tiếp xúc trực tiếp với virus hay vi khuẩn gây bệnh.
3. Những triệu chứng của bệnh viêm khớp phản ứng
Viêm khớp phản ứng sẽ có những biểu hiện của viêm khớp từ nhẹ đến nặng, gây ra tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể. Trước tiên, người bệnh sẽ có những triệu chứng và biểu hiệu như sốt, mệt mỏi và giảm cân mà không rõ lý do. Sau đó sẽ có những cơn đau nhức ở xương khớp, đặc biệt là khớp đầu gối, bàn chân, mắt cá chân và hông với mức độ khác nhau tùy theo tiến triển của bệnh.
3.1. Biểu hiện ở các cơ xương khớp
Đây được coi là triệu chứng đặc trưng và điển hình nhất, người bệnh có thể sẽ bị viêm gân ở những vị trí bám gân, chẳng hạn như viêm gân chân, viêm gân achilles, viêm màng xương ngón…
3.2. Gây tổn thương ở mắt
Ở giai đoạn đầu, xuất hiện những cơn đau thoáng qua và nhẹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển sang các giai đoạn nặng gây loét ở bề mặt niêm mạc lưỡi, miệng và các cơ quan sinh dục. Một số trường hợp có thể xuất hiện mụn nước ở lòng bàn tay và bàn chân ở quanh các móng, sau đó sừng hóa và tạo thành vảy.
3.3. Gây viêm niệu đạo
Triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi quan hệ tình dục 7 – 14 ngày, cùng lúc với những triệu chứng sốt nhẹ và viêm khớp. Ở nam giới, triệu chứng thường ít đau, ít chảy mủ hơn so với tình trạng viêm niệu đạo trong lậu. Ở nữ giới, triệu chứng này cũng thoáng qua hoặc không có triệu chứng.
3.4. Gây viêm kết mạc
Người bệnh thường gặp phải tình trạng đỏ, đau vùng mắt và chảy nước mắt thường xuyên. Một số người bệnh có biểu hiện sợ ánh sáng.
4. Viêm khớp phản ứng có nguy hiểm hay không?
Hầu hết các bệnh nhân viêm khớp phản ứng đều được tiên lượng tốt, các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng và hồi phục sau vài tuần, vài tháng hoặc có thể sớm hơn nếu như được phát hiện sớm và điều trị tích trực theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, bệnh sẽ trở nên nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan không tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ, cùng với thói quen sinh hoạt và ăn uống chưa khoa học sẽ khiến các triệu chứng bệnh sẽ tăng dần. Về lâu dài, những triệu chứng trở nặng gây khó khăn và cản trở tới các vận động thường ngày của bệnh nhân, nếu như không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới tàn phế suốt đời.
5. Phương pháp chẩn đoán viêm khớp phản ứng
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàng, thăm hỏi bệnh sử của người bệnh và gia đình họ. Tiếp đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành thực hiện một số xét nghiệm cần thiết và kết hợp với kết quả các xét nghiệm để có được những chẩn đoán bệnh chính xác nhất, tránh bỏ sót những căn nguyên gây bệnh.
5.1. Tiến hành xét nghiệm máu
Kết quả xét nghiệm máu có thể sẽ cho biết:
- Nhiễm trùng: Những vi khuẩn, virus gây bệnh có thể vẫn còn tồn tại trong máu, có thể cho kết quả về tác nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp bệnh thường bắt đầu sau khi quá trình nhiễm trùng kết thúc.
- Viêm: Thông qua quá trình kiểm tra tỷ lệ lắng máu và tốc độ lắng mà bác sĩ có thể kết luận về tình trạng viêm.
- Di truyền: Việc phát hiện ra kháng nguyên HLA – B27 giúp đưa ra kết luận được chẩn đoán bệnh do di truyền.
5.2. Thực hiện kiểm tra dịch khớp
Sử dụng một cây kim để thu hồi mẫu chất lỏng ở phần khớp xương bị tác động, đưa mẫu đi xét nghiệm để giúp phát hiện:
- Nhiễm trùng: Nếu như kết quả xét nghiệm cho thấy nhiễm trùng xảy ra ở dịch khớp thì có thể đưa ra kết luận người bệnh bị viêm khớp nhiễm khuẩn và lâu ngày có thể dẫn đến tổn thương khớp nặng.
- Tinh thể: Nhằm xác định sự tồn tại của các tinh thể acid uric – thường xuất hiện ở người bị bệnh gout.
5.3. Chụp X-quang
Hình ảnh X-quang sẽ cho thấy những tổn thương ở xương khớp, mô mềm, các sụn khớp và những gân bám vào xương, giúp phát hiện nhiều bệnh lý viêm khớp khác ở bệnh nhân.
5.4. Chụp MRI hoặc CT scanner
Người bệnh có thể tiến hành chụp MRI hoặc CT scanner để kiểm tra kỹ hơn những thương tổn có ở xương và mô mềm ở phần hông.
5.5. Một số xét nghiệm lâm sàng khác
Trong một số trường hợp người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để kiểm tra nhiễm trùng ở:
- Phân và nước tiểu.
- Cơ quan sinh dục.
- Chất dịch nhầy ở cổ họng.
6. Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp phản ứng
Mục đích chính của việc điều trị viêm khớp phản ứng là thuyên giảm các triệu chứng bệnh, kiểm soát hiệu quả nguy cơ các bệnh nhiễm trùng ở bệnh nhân.
6.1. Điều trị bệnh bằng thuốc
Dựa trên tình trạng và mức độ tổn thương của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định các thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong việc điều trị bệnh viêm khớp phản ứng bao gồm:
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau nhức và viêm do bệnh.
- Corticosteroid: Có tác dụng giúp ngăn chặn việc viêm khớp xương, làm giảm các triệu chứng viêm và giúp cho cơ xương khớp hoạt động linh hoạt hơn.
- Khi bệnh tiến triển thành Viêm khớp mạn tính, có thể cần phải điều trị bằng các thuốc DMARDs kinh điển như Methotrexate, Sulfasalazine…
Người bệnh chỉ nên sử dụng đúng thuốc và đủ liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh việc tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định, tránh gây ra những tác dụng phụ cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh của việc dùng sai thuốc.
6.2. Thực hiện tập vật lý trị liệu
Tập thể dục thể thao được chứng minh là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện chức năng, tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ xương khớp. Khuyến cáo bệnh nhân tập luyện những bài tập theo chỉ định của bác sĩ, tránh tập quá sức có thể gây ảnh hưởng xấu đến những vùng cơ xương khớp còn yếu.

7. Điều trị viêm khớp phản ứng bao lâu thì khỏi?
Việc điều trị bệnh bao lâu khỏi sẽ phụ thuộc vào yếu tố di truyền và thể trạng của từng bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân có sức khỏe tổng thể tốt, hệ miễn dịch tốt, tích cực điều trị và thực hiện đầy đủ theo những hướng dẫn của bác sĩ thì bệnh có thể sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 tuần. Đối với những bệnh nhân có sức đề kháng kém hoặc có bệnh lý nền thì việc điều trị có thể sẽ kéo dài hơn và có thể mất từ vài tháng đến vài năm.
Người bệnh cần lưu ý là bệnh này hoàn toàn có nguy cơ tái phát lại nếu như không được điều trị đúng cách, đặc biệt là ở những người mang yếu tố nguy cơ di truyền thì tỷ lệ tái phát bệnh có thể lên đến 50%. Do đó, bệnh nhân cần đến thăm khám và điều trị tại những cơ sở y tế lớn và uy tín để được chữa dứt điểm bệnh, tránh gây ra những triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra của bệnh .
8. Cách phòng ngừa viêm khớp phản ứng
Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có nguy cơ cao làm tăng khả năng mắc bệnh, tuy không thể thay đổi được cấu trúc gen nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng bằng cách hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những vi khuẩn, virus gây bệnh.
Người bệnh cần đảm bảo lưu trữ, bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp và ăn uống theo tiêu chí “ăn chín uống sôi”. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa được các tác nhân gây bệnh có thể lây nhiễm qua đường ăn uống, chẳng hạn như Salmonella, Shigella, Yersinia và Campylobacter.
Bên cạnh đó, người bệnh mắc viêm khớp phản ứng cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường sức mạnh và dẻo dai của các cơ xương khớp.
- Tắm nước nóng để tránh hiện tượng co cứng cơ, sưng và đau do bệnh.
- Quan hệ tình dục an toàn và tránh bệnh lây qua đường tình dục.
Ngoài ra, cần phải chú ý đến thể trạng bệnh nhân và đảm bảo quá trình chăm sóc phục hồi sức khỏe tốt nhất, giúp tăng cường chức năng vận động và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm. Các lưu ý trong việc chăm sóc người bệnh bao gồm:
- Để bệnh nhân được nghỉ ngơi một cách tốt nhất, tránh tiếng ồn ảnh hưởng.
- Để người bệnh nằm nghỉ thoải mái, tránh các tư thế gây ảnh hưởng hoặc gây biến dạng khớp.
- Hỗ trợ việc thực hiện những bài tập nâng cao sức khỏe, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt, dẻo dai của cơ xương khớp.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bệnh nhân, nhất là những loại thực phẩm tốt cho xương khớp.
- Nhắc nhở người bệnh thực hiện đúng và đủ các chỉ định theo điều trị của bác sĩ.
- Đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế khi có những dấu hiệu bất thường để có phương án xử trí kịp thời.
- Không sử dụng các loại thực phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như nội tạng động vật, ăn những món ăn có chứa nhiều muối vì chứa nhiều photpho sẽ khiến xương bị tổn thương và thêm suy yếu. Không nên ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ như chiên, rán vì có thể gây ra phản ứng viêm. Không nên uống rượu bia và những loại đồ uống có cồn. Tránh xa các loại thực phẩm có thể gây ra dị ứng như lươn, trạch…
Trên đây là bài viết về tình trạng viêm khớp phản ứng để giúp người bệnh hiểu rõ về bệnh và có phương pháp điều trị bệnh cũng như phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả để tăng cường sức khỏe xương khớp và sức khỏe tổng thể.